Viral là một cụm từ mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực truyền thông hay marketing đều muốn đạt được trong bất cứ dự án nào. Khi một chiến dịch trở nên viral sẽ kéo theo các dự án trước/ sau đó cũng nhận được sự quan tâm của khách hàng đồng thời nâng cao cả về mặt doanh số và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, nếu không biết cách tận dụng, hiệu ứng viral cũng có thể gây ra các hiệu ứng ngược tiêu cực khác.
Viral là gì?
Viral là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến hiện nay, gắn liền với các video ca nhạc, video giải trí hay với một người nổi tiếng nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất, cụm từ “viral” ( hoặc có thể gọi là xu hướng) miêu tả sự lan tỏa nhanh chóng của một nội dung nào đó ( có thể là hình ảnh, video, thông điệp, bài viết, câu nói, hành động, sự kiện hay cũng có thể là các chiến dịch truyền thông vv..).
Một bài viết cực viral của ca sĩ Sơn Tùng MTP với hàng trăm ngàn lượt like, hàng chục hàng bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ
Biểu hiện viral sẽ được đánh giá qua các yếu tố như lượt tương tác, lượng chia sẻ, lượt like hoặc với các video sẽ dựa vào lượt view ( lượt xem/ hiển thị) cũng như các số lượng nội dung reup hoặc bắt chước theo. Từ 1 nội dung viral ban đầu có thể tạo thành hàng chục ngàn, thậm chí là hàng triệu các nội dung tương tự ( thường gọi là bắt trend, đu trend).
Chẳng hạn, một ví dụ điển hình rõ nét nhất về sự viral chính là ca sĩ Sơn Tùng MTP. Bất cứ nội dung nào được chàng ca sĩ này chia sẻ đều nhanh chóng lên xu hướng. Các MV của Sơn Tùng có thể đạt hàng chục triệu view chỉ sau 1 tiếng ra mắt. Hay đơn cử chỉ một bức hình uống trà đá được đăng tải trên mạng xã hội vu vơ cũng khiến mọi người nhanh chóng “bắt trend”, đến uống nước tại chính nơi anh vừa đăng tải.
Một đặc trưng quan trọng để được công nhận là viral chính là được lan tỏa trong thời gian ngắn một cách hoàn toàn tự nhiên, không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài như chạy quảng cáo, seeding vv.. Các nội dung lên xu hướng thường dễ lướt thấy trên các nền tảng mạnh xã hội như Facebook, TikTok, Intagram và nhanh chóng thành các trào lưu, được mọi người bắt chước. Các nội dung “đu trend’ đồng thời cũng nhận được sự tương tác mạnh mẽ từ những người xem khác.
Lợi ích khi các chiến dịch viral
Có thể nói, bất cứ ai làm trong các lĩnh vực liên quan đến truyền thông hay marketing đều mong các dự án mình thực hiện được viral. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số, 90% người dùng đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội thì các dự án “buộc” lên xu hướng mới có thể đảm bảo được các kết quả mong muốn về mặt doanh thu hay giá trị thương hiệu.
TikToker Lê Tuấn Khang đạt hàng trăm nghìn lượt xem trong mỗi buổi livestream, các clip mà nhãn hàng booking quảng cáo sản phẩm của anh cũng đạt hàng chục triệu view
Những lợi ích nổi bật có thể nhìn nhận rõ khi một nội dung/ chiến dịch/ sự kiện nào đó đạt độ viral như
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: cá cá nhân hay doanh nghiệp hiện nay đều đi theo hướng phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng nội dung trên nền tảng mạng xã hội. Chỉ cần có ít nhất 1 nội dung lên xu hướng kết hợp với các hiệu ứng tương tác, lan truyền sẽ gây ấn tượng với người xem và tạo ra độ nhận diện và định hình về thương hiệu cho cá nhân/ tổ chức đó.
- Tạo ra doanh thu: Chỉ cần 1 sản phẩm viral sẽ kéo theo tất cả các sản phẩm còn lại đều được “ăn theo” vì nhận được sự chú ý từ người xem. Với các doanh nghiệp, điều này sẽ tạo ra doanh thu hầu như là ngay lập tức. Thậm chí có những doanh nghiệp nhận được hàng nghìn đơn hàng, vét sạch kho chỉ sau 1 đêm viral. Còn với cá cá nhân, khi bạn nhận được sự chú ý đông đảo sẽ có cơ hội tạo ra doanh thu thông qua việc PR sản phẩm, quảng cáo vv..
- Tiết kiệm chi phí: Nhiều doanh nghiệp nhỏ tự thân vận hành nhưng vẫn mang lại doanh thu cực kỳ cao chính là nhờ các nội dung viral. Nhiều video hay câu nói xuất phát hoàn toàn tự nhiên, không có chủ đích nhưng lại được người xem chú ý, thích thú hơn cả các nội dung được đầu tư bài bản, tốn kém. Bởi thế việc đạt được tỉ lệ viral càng cao, càng tiết kiệm được các chi phí về quảng cáo, marketing nhưng vẫn đạt kết quả tốt về doanh thu lẫn giá trị thương hiệu.
Lấy ví dụ điển hình về sự viral gần đây nhất có thể nhắc đến kênh Tik Tok “Phương Thử Việc”. Nhờ sự duyên dáng, hài hước, phong cách đậm chất “người thử việc với mức lương 3 triệu” mà các clip cô làm nhanh chóng lên xu hướng, đạt hàng triệu view. Kéo theo đó, các kênh Tik Tok của đồng nghiệp, của sếp cũng như của công ty nơi cô đang làm việc cũng tăng lượng follow mạnh mẽ, thu hút hàng chục nghìn người tham gia vào các buổi livestream cũng như các video mà cô đăng tải chỉ trong thời gian ngắn. Mặc dù là kênh Tik Tok cá nhân nhưng doanh nghiệp cũng được “hưởng lợi”, vừa có doanh thu, vừa tiếp cận đến khách hàng siêu hiệu quả.
Hay có thể nhắc đến TikToker Lê Tuấn Khang đã đạt kỷ lục tăng hàng triệu follow (người theo dõi) chỉ sau vài ngày khi thông tin anh bị chèn ép trong lễ trao giải lên xu hướng. Ngay tập tức các clip anh đăng tải trên nền tảng TikTok đều đồng loạt cán mốc hàng chục triệu view, với các buổi livestream cũng đạt con số hơn 600.000 mắt xem. Đây đều là những con số kỷ lục mà ngay cả nhiều Influencer hay sao hạng A cũng khó lòng làm được.
Các yếu tố giúp chiến dịch marketing viral?
Có rất nhiều yếu tố tác động quyết định liệu chiến dịch đó có viral hay không. Ý tưởng nội dung, sự độc đáo, thông điệp cũng như sản phẩm đều là các điểm mấu chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công của bất cứ chiến dịch marketing nào.
Sự đáng yêu, chân thật, nội dung không quá mới mẻ nhưng được thể hiện bằng sự hài hước là yếu tố giúp kênh Phương Thử Việc có thể viral trong thời gian ngắn
Cụ thể, muốn lên xu hướng thì các chiến dịch marketing cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Nội dung mới mẻ: một ý tưởng độc đáo, khác biệt chính là mấu chốt thu hút sự quan tâm của một người xem bất kỳ. Đặc điểm chung của hầu như các nội dung viral chính là sự khác biệt, không “đụng hàng”, độc đáo. Kể cả khi các nội dung này “bắt trend” thì vẫn cần thêm thắt những nét khác biệt khiến người xem có thể liên tưởng ngay đến thương hiệu của bạn. Chỉ khi làm được điều này, bạn mới có thể được coi là thành công.
- Cảm xúc: Hài hước/ cảm động/ buồn bã/ bất ngờ luôn cần được làm bật lên trong bất cứ một sản phẩm marketing nào. Yếu tố cảm xúc chính là thứ “níu giữ” người xem có thể “dừng chân” để xem hết một clip, đọc hết một bài viết cũng như tương tác (like, comment, share) các nội dung mà họ cảm thấy đồng cảm hay ấn tượng.
- Thông điệp: Đối với các doanh nghiệp bán sản phẩm thì các chiến dịch marketing luôn cần gắn liền với thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp này có thể là lời kêu gọi mua hàng, các chương trình khuyến mãi hay khẳng định giá trị cốt lõi/ tinh của doanh nghiệp.
- Chất lượng hình ảnh: Với những người làm về các lĩnh vực như thời trang, thực phẩm, makeup thì chất lượng hình ảnh mới là điều gây ấn tượng với người xem. Có thể thấy rõ các shop thời trang đôi khi chỉ cần đăng tải hình ảnh sản phẩm rõ nét, đẹp mắt cũng có thể thu về lượng tương tác và ra đơn cực kỳ lớn.
Trên thực tế, nhiều người đầu tư cả chất xám và tiền bạc nhưng vẫn không thể giúp các chiến dịch viral như mong muốn. Cùng làm một nội dung bắt trend, cùng 1 thời điểm nhưng có người lại nhận được lượt tương tác lớn, lại có người chỉ lẹt đẹt vài view. Bởi vậy có thể nói, may mắn cũng có thể được coi là một yếu tố quyết định sự thành bại của các chiến dịch. Dù vậy, đây cũng không hoàn toàn là yếu tố trọng điểm để đồ thừa mà vẫn cần tập trung vào mảng nội dung, thông điệp cũng như sản phẩm.
Viral có thực sự hoàn toàn có lợi?
Tất nhiên, viral rất có lợi với bất cứ ai đang làm về truyền thông hay marketing, đáp ứng đối với cả các cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên bất cứ vấn đề nào cũng luôn có 2 mặt lợi và hại. Việc sở hữu các nội dung viral bất ngờ có thể khiến bạn bị “ngộp” và gặp nhiều thử thách hơn. Và tất nhiên nếu không làm tốt, bạn có thể rơi vào khủng hoảng, đặc biệt với các nhân hay doanh nghiệp nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng.
Ví dụ, một clip viral có thể giúp bạn thu về hàng trăm, thâm chí hàng ngàn đơn hàng. Nếu bạn đang kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ bắt buộc bạn phải chuẩn bị lượng hàng đủ với số lượng đặt trên hệ thống đồng thời phải gửi hàng đúng quy định. Nếu bạn gửi hàng trễ hoặc gửi hàng kém chất lượng để khách hàng khiếu nại, đánh giá xấu thì shop bạn hoàn toàn có thể bị nền tảng khóa ngay lập tức.
Doanh nghiệp khi có các sản phẩm viral cần chuẩn bị kỹ về mọi mặt để tránh các phản ứng tiêu cực từ khách hàng do những thiếu sót không đáng có
Hay với các cá nhân đột nhiên sở hữu clip viral, lượng follow tăng vọt thường sẽ được các nhãn hàng chú ý, tìm đến booking. Đây là cơ hội lớn để các cá nhân tạo ra nguồn doanh thu, tuy nhiên nếu nhận sản phẩm review vô tội vạ, không chú ý đến chất lượng cũng sẽ dễ nhận được phản ứng trái chiều từ những người ủng hộ ban đầu.
Bên cạnh đó cũng cần hiểu rằng, các nội dung viral không phải lúc nào cũng là các nội dung tích cực, mà hoàn toàn có thể bao gồm các tình huống, vấn đề tiêu cực. Không ít cá nhân hay các doanh nghiệp muốn tạo ra các content ‘bẩn”, tạo hiệu ứng gây tranh cãi để thu hút lượng tương tác hay follow trên các nền tảng. Tất nhiên xét về các yếu tố
Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu xây dựng các kế hoạch truyền thông, định hình thương hiệu cần luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc có thể viral bất cứ lúc nào. Nắm bắt cơ hội khi được lên xu hướng, ngay lập tức triển khai các dự án mới, hoàn thiện và đảm bảo được chất lượng sản phẩm chính là điều doanh nghiệp cần làm. Tương tự, các cá nhân cũng tận dụng cơ hội đang được chú ý, tập trung xây dựng hình ảnh mang thương hiệu khác biển của bản thân để tạo thiện cảm với người xem, từ đó tạo ra giá trị về doanh thu bền vững hơn.