Search
Close this search box.

Mục lục

“Tiếp thị cảm xúc” – Chiến lược quảng cáo gắn kết thương hiệu và khách hàng. Thông qua nội dung với thông điệp chạm đến cảm xúc người xem, những video, TVC quảng cáo không chỉ mang đến thông tin về sản phẩm mà còn khơi gợi cảm xúc vui, buồn, hào hứng, bất ngờ,… Từ đó kích thích sự tò mò và nhu cầu mua sắm của họ, đẩy mạnh hiệu quả tiếp thị thương hiệu.

Tiếp thị cảm xúc là gì?

Tiếp thị cảm xúc (Emotional Marketing) là phương pháp sử dụng các yếu tố cảm xúc kết nối khách hàng, gây ấn tượng và thúc đẩy họ mua sắm. Đây là một trong những chiến lược quảng cáo được áp dụng phổ biến. Theo đó, thay vì tập trung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ theo kiểu truyền thống, nhà sản xuất sẽ khai thác khía cạnh tâm lý để khơi gợi cảm xúc trong lòng người xem.

Việc nhãn hàng gắn kết cảm xúc thành công với khách hàng sẽ góp phần xây dựng lòng tin trong lòng họ, nâng cao mức độ nhận diện và giúp thương hiệu ngày càng nổi bật hơn, tạo sự khác biệt với đối thủ trên thị trường. Chiến lược tiếp thị tập trung đánh vào cảm xúc khiến khách hàng đi từ sự chú ý đến hành động chia sẻ và sau cuối là lựa chọn sử dụng sản phẩm.

Khi áp dụng chiến lược tiếp thị cảm xúc, doanh nghiệp sẽ dựa vào các yếu tố như sản phẩm, ngành hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu để đưa ra sự lựa chọn sắc thái cảm xúc. Không nhất định chỉ dùng cảm xúc “hạnh phúc” mà thay vào đó có thể là cảm giác buồn bã, đau khổ, bất ngờ, vân vân. Hạn chế việc sử dụng hình ảnh, biểu tượng chung chung, thay vào đó càng chi tiết càng tốt, nhất là đồng điệu với insight khách hàng, để họ có trải nghiệm xem quảng cáo tốt nhất.

Hiệu quả của “Tiếp thị cảm xúc”

Chiến lược “Tiếp thị cảm xúc” được nhiều thương hiệu sử dụng. Hiện nay có rất nhiều video quảng cáo trên truyền hình nắm bắt yếu tố cảm xúc, đưa thông điệp gần gũi với thị hiếu của người xem. Chẳng hạn như giới thiệu bánh mứt làm quà Tết, giới thiệu nước ngọt, bia,… trong khung cảnh sum hộp gia đình.

Ngoài ra còn nhiều ý tưởng tiếp thị khác được thực hiện và kết quả mang lại vượt ngoài mong đợi. Vậy, hiệu quả của Tiếp thị cảm xúc mang lại cho doanh nghiệp là gì? Dưới đây là những lợi ích chính:

  • Tạo ấn tượng ngay từ những giây đầu: Những giây đầu tiên của quảng cáo rất quan trọng, nếu nó để lại ấn tượng sẽ giúp giữ chân người xem hiệu quả. Thay vì chỉ nói về những lợi ích của sản phẩm, công dụng, cách dùng thông thường, video giới thiệu sản phẩm nên đưa thêm yếu tố cảm xúc vào, khi đó người xem sẽ bị thu hút, ấn tượng, dễ dàng ghi nhớ thông tin của thương hiệu.
  • Thúc đẩy quyết định mua hàng: Tiếp thị cảm xúc có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Đây là một trong những lợi ích mà chiến lược này mang lại. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đối với những quảng cáo có thể gây cảm giác buồn, vui cho người xem thì tỷ lệ mua hàng cao hơn những quảng cáo không cảm xúc khác. Do đó những nội dung có yếu tố cảm xúc đan xen sẽ có sức hút hơn so với nội dung đơn thuần thao thao bất tuyệt nói về sản phẩm.
  • Thúc đẩy hành động của người xem: Ngoài việc giúp thương hiệu gia tăng doanh số, yếu tố cảm xúc có trong quảng cáo còn giúp thương hiệu nâng cao độ nhân diện và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu, nhờ người xem thực hiện hành động chia sẻ quảng cáo trên mạng xã hội.

Bên cạnh những hiệu quả chính được đề cập bên trên, tiếp thị cảm xúc còn mang lại nhiều giá trị khác cho không chỉ có thương hiệu mà còn cả khách hàng. Sự kết nối cảm xúc sẽ là “cầu nối” giúp thương hiệu ngày càng phát triển, khách hàng tìm được sản phẩm và dịch vụ đáng tin cậy, xây dựng lòng trung thành trong họ.

Cách thức triển khai chiến lược tiếp thị

Để triển khai chiến lược tiếp thị cảm xúc đạt hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần tìm hiểu hành vi, sở thích của khách hàng. Những công việc chính cần làm:

  • Nghiên cứu khách hàng mục tiêu: Triển khai các dự án giúp khai thác sở thích, hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng. Tìm hiểu xem khách hàng của bạn đang gặp vấn đề gì, từ đó đưa ra các sản phẩm giúp họ giải quyết “nỗi đau”. Việc xác định cảm xúc chủ đạo của khách hàng sẽ giúp việc triển khai chiến lược tiếp thị đạt hiệu quả.
  • Xây dựng chân dung khách hàng: Đặt khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp vào các tình huống cảm xúc cụ thể để dễ dàng khai thác cảm xúc của họ.
  • Xác định yếu tố cảm xúc chính: Xem xét yếu tố cảm xúc muốn đưa vào quảng cáo, khai thác cảm xúc cần kích thích ở khán giả. Lựa chọn cảm xúc sao cho phù hợp với thương hiệu, ưu tiên khai thác các cảm xúc tích cực.
  • Sử dụng Storytelling: Tạo cảm xúc cho người xem thông qua các câu chuyện gắn kết cảm xúc, tích hợp câu chuyện ở nhiều kênh khác nhau làm đa dạng quảng cáo.
  • Sử dụng hình ảnh, âm thanh truyền cảm: Sau khi đã xây dựng câu chuyện, bạn nên lựa chọn hình ảnh và âm thanh sao cho phù hợp với câu chuyện. Đặc biệt chọn những hình ảnh có khả năng gợi mở cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn cảnh vật, màu sắc mang chiều hướng vui vẻ hay buồn bã,… Kết hợp với âm thanh, nhạc nền hay, truyền cảm sẽ giúp gắn kết cảm xúc với người xem hiệu quả hơn.
  • Tạo sự đồng cảm với khách hàng: Chọn khách hàng làm trung tâm để họ cảm thấy được thấy hiểu và quan tâm. Đồng thời tập trung vào những giá trị mà thương hiệu muốn chia sẻ, chẳng hạn như về vấn đề môi trường, sức khỏe hay những hoạt động giúp ích cho cộng đồng.
  • Đo lường và tối ưu hiệu quả: Theo dõi hiệu quả quảng cáo bằng các công cụ và phần mềm chuyên dụng, tối ưu liên tục để mang đến cho người xem trải nghiệm tốt nhất.

Một số ví dụ thực tiễn:

  • Quảng cáo “Thank You, Mom” của P&G ra mắt vào dịp Thế vận hội Olympic, thể hiện hình ảnh những vận động viên từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, trong suốt hành trình ấy, mẹ luôn là người ủng hộ lớn nhất. Quảng cáo này đã tạo ra sự xúc động mạnh mẽ và đạt được hàng triệu lượt xem, giúp P&G củng cố hình ảnh thương hiệu với thông điệp nhân văn.
  • Thương hiệu Coca-Cola với chiến dịch “Share a Coke” đã thành công khi khai thác cảm xúc kết nối và sự cá nhân hóa. Bằng cách in tên khách hàng trên chai Coca-Cola, chiến dịch đã khuyến khích mọi người chia sẻ những khoảnh khắc cùng bạn bè và người thân, từ đó tạo ra làn sóng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

Tóm lại, chiến lược tiếp thị cảm xúc giúp thương hiệu kết nối khách hàng hiệu quả, xây dựng lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, chiến lược này còn giúp mở rộng phạm vị tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua lượt like, chia sẻ trên mạng xã hội. Việc triển khai chiến lược tiếp thị cảm xúc đòi hỏi sự tinh tế trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng và tạo ra những trải nghiệm có khả năng khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, từ đó xây dựng sự kết nối sâu sắc và lòng trung thành với thương hiệu.

TIN TỨC MỚI