Search
Close this search box.

Mục lục

Storytelling giúp thương hiệu truyền tải thông điệp hiệu quả, chạm tới cảm xúc của khách hàng. Đây là phương pháp truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay, không chỉ góp phần gây ấn tượng mạnh trong tâm trí người xem mà còn xây dựng lòng tin, kích thích nhu cầu mua sắm của họ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Storytelling là gì? Vai trò trong chiến dịch Marketing

Định nghĩa Storytelling

Storytelling là thuật ngữ chỉ nghệ thuật kể chuyện, trong đó người kể sẽ sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, âm thanh sao cho khơi gợi được cảm xúc trong lòng người xem, truyền tải thông điệp đến khán giả một cách hiệu quả, ghi nhớ lâu.

Trong lĩnh vực truyền thông và quảng cáo, Storytelling là yếu tố giúp quá trình quảng bá thương hiệu, sản phẩm sớm đạt kết quả như mong đợi. Bởi nó không chỉ tạo ra một chuỗi sự kiện đơn thuần mà còn gắn kết chặt chẽ câu chuyện, xây dựng cấu trúc logic, kết nối người xem, người nghe, biến thông điệp trở nên gần gũi, dễ hiểu.

Vai trò của Storytelling

Trong chiến dịch truyền thông thương hiệu, Storytelling có vai trò quan trọng. Như đã đề cập bên trên, nó giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, nâng cao độ nhận diện thương hiệu với các khách hàng mục tiêu. Cụ thể hơn, dưới đây là những lợi ích mà Storytelling mang lại:

  • Tạo kết nối cảm xúc: Đây là một trong những lợi ích của Storytelling, câu chuyện thương hiệu gợi cảm xúc sự đồng cảm, sự bất đồng, yêu, ghét,… Đặc biệt là với những câu chuyện cuộc sống gần gũi, lồng ghép các giá trị nhân văn chạm đến trái tim người xem, giúp họ gợi lên những ước mơ, niềm yêu thích đối với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
  • Thông điệp gần gũi dễ ghi nhớ: Storytelling biến các thông tin thô thành những câu chuyện mượt mà với nhiều cảm xúc đa dạng giúp người xem ấn tượng, dễ ghi nhớ. Bởi so với những thông tin được cung cấp một cách máy móc, nhiều người thích nghe kể chuyện, xem video hơn. Khi thông tin được truyền tải thông qua hình ảnh, màu sắc hấp dẫn, sống động sẽ khiến khán giả không chỉ cảm thấy thích thú mà còn giúp thương hiệu tăng độ nhận diện.
  • Tạo ra sự khác biệt, nổi bật: Ngoài 2 lợi ích kể trên, Storytelling còn là công cụ hữu ích giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ trên thị trường. Thông điệp mỗi quảng cáo được xây dựng thành câu chuyện với sức sáng tạo phong phú trở nên thu hút và hấp dẫn người xem, từ đó giúp họ dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.
  • Tăng tính thuyết phục: Câu chuyện thương hiệu được xây dựng và truyền tải rộng rãi, chạm đến trái tim khán giả giúp họ thêm vững tin về doanh nghiệp. Trong tiếp thị quảng cáo, Storytelling sẽ là cầu nối giúp thương hiệu xây dựng lòng tin, tăng tính thuyết phục khán giả mua sản phẩm hoặc trải nghiệm dịch vụ.
  • Tăng tương tác, định vị thương hiệu: Đây cũng là vai trò quan trọng của Storytelling trong chiến dịch Marketing. Thông điệp được lồng ghép trong câu chuyện thú vị giúp tăng tương tác, ủng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường.

Storytelling là một công cụ mạnh mẽ giúp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, gợi cảm xúc, tạo kết nối và thuyết phục khán giả. Trong marketing, truyền thông, và kinh doanh, Storytelling đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để xây dựng thương hiệu và tăng cường sự tương tác của khách hàng.

Storytelling đem lại cảm xúc vui vẻ cho người xem

Các định dạng của Storytelling 

Định dạng của Storytelling được hiểu là cách xây dựng câu chuyện sao cho hợp lý, dễ tiếp cận với người xem nhất. Cấu trúc câu chuyện có thể nói là định dạng Storytelling được sử dụng phổ biến hiện nay. Những lĩnh vực áp dụng định dạng này kể đến như ngành truyền thông, Marketing, giáo dục, điện ảnh.

Tham khảo ngay định dạng Storytelling trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị phổ biến:

  • Data Storytelling: Kể chuyện bằng con chữ hoặc số, mục đích giúp khách hàng nắm bắt được các thông tin quan trọng của sản phẩm, dịch vụ. Thông qua đó giúp người dùng tin tưởng lựa chọn thương hiệu của bạn mà không phải những thương hiệu khác trên thị trường. Người kể chuyện sẽ biến thông tin khô khan thành nội dung sáng tạo, lôi cuốn và thú vị.
  • Visual Storytelling: Video ngày càng được yêu thích, chính vì thế câu chuyện con chữ cũng dần chuyển thành các thước phim sáng tạo với hình ảnh, nhân vật, màu sắc và âm thanh sống động. Định dạng này hiện nay được sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả của nó. Thông qua video, khách hàng có thể nắm được thông điệp của thương hiệu, dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ thông tin.

Mỗi định dạng storytelling đều mang đến một cách thức đặc thù để tiếp cận khán giả, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung và nền tảng truyền tải.

Nguyên tắc quan trọng khi xây dựng Storytelling

Việc xây dựng Storytelling cuốn hút, ấn tượng khán giả không phải dễ dàng. Nếu doanh nghiệp không có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự giỏi, có kinh nghiệm sẽ khó để tạo ra một sản phẩm hiệu quả. Vậy việc tạo ra Storytelling có nguyên tắc gì không? Dưới đây là các nguyên tắc chính:

Xác định đối tượng khán giả

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu hướng đến để xây dựng và kể câu chuyện có nội dung. Do đó, trước khi tạo Storytelling doanh nghiệp cần biết đối tượng khách hàng muốn hướng đến, dựa vào đó để xây dựng cốt truyện, sự kiện cho phù hợp.

Thiết kế cấu trúc rõ ràng

Dựa trên đối tượng khán giả mục tiêu, xây dựng cấu trúc câu chuyện sao cho rõ ràng, cụ thể nhất, tránh tình trạng kể câu chuyện khó hiểu, không logic, gây rối loạn cảm xúc người xem. Thông thường mỗi sản phẩm Storytelling sẽ có 3 phần chính gồm phần mở đầu, cao trao và phần kết.

Yếu tố kết nối cảm xúc

Nguyên tắc này cũng rất quan trọng nếu bạn muốn Storytelling của doanh nghiệp chạm được cảm xúc của người xem. Vì thế khi xây dựng câu chuyện, tạo hình nhân vật nên lưu ý cần thêm yếu tố cảm xúc vào. Chi tiết này sẽ giúp người xem ghi nhớ, ấn tượng về thông điệp của thương hiệu.

Các cảm xúc cần có như sự vui vẻ, nỗi buồn, sự hy sinh, sợ hãi, ngạc nhiên,… Tốt nhất bạn nên thử đặt mình vào vị trí của người xem để tạo Storytelling hấp dẫn, cuốn hút. Đặt cảm xúc của khán giả vào trung tâm của câu chuyện và truyền tải cảm xúc qua các chi tiết cụ thể về nhân vật, hành động và tình huống.

Xây dựng nhân vật trung tâm

Xây dựng nhân vật trung tâm với ngoại hình, tính cách, hành vi rõ ràng, ấn tượng giúp người xem dễ liên tưởng, ghi nhớ. Do đó trong Storytelling luôn cần một nhân vật có chiều sâu, có động lực cụ thể, rõ ràng. Khán giả sẽ dễ dàng đồng cảm, bị thu hút để theo dõi hành trình của nhân vật trung tâm này.

Thông điệp rõ ràng

Ngoài những nguyên tắc kể trên, khi tạo câu chuyện bạn nên lưu ý thông điệp truyền tải phải rõ ràng, nhất quán. Bởi một số trường hợp khán giả xem video hoặc đọc nội dung câu chuyện nhưng không nắm bắt được vấn đề bởi nội dung gây khó hiểu, không rõ ràng. Vì thế khi sản xuất Storytelling bạn nên tránh đưa thông điệp khó hiểu, thay vào đó nên tập trung vào thông điệp cốt lõi.

Thông điệp được lồng ghép vào nhiều câu chuyện

Yếu tố kịch tính, tương phản, bất ngờ

Để Storytelling thêm phần cuốn hút bạn nên xây dựng các chi tiết kịch tính, gây bất ngờ. Những yếu tố này góp phần để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Tạo ra xung đột hoặc thử thách mà nhân vật chính phải vượt qua để khơi dậy sự tò mò và tạo điểm nhấn cho câu chuyện.

Tính chân thực, ngắn gọn và trọng tâm

Câu chuyện được xây dựng trên sự việc có thật hay không có thật đều phải đảm bảo tính chân thực. Điều này sẽ giúp người xem dễ dàng đồng cảm hơn, tin tưởng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên viết câu chuyện quá dài dòng, hãy ưu tiên sự ngắn gọn súc tích, đánh trúng trọng tâm cần truyền tải.

Tính nhất quán và liên tục

Tính nhát quán, liên tục là nguyên tắc quan trọng giúp Storytelling trở nên ấn tượng hơn. Do đó, bạn nên đảm bảo rằng câu chuyện có tính liên kết chặt chẽ và giữ vững phong cách kể chuyện từ đầu đến cuối.

Tính tương tác, đa phương tiện

Kết hợp yếu tố đa phương tiện giúp thông điệp được truyền tải rộng khắp, tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả. Đồng thời tạo điều kiện để khán giả tương tác (để lại bình luận, email,…) giúp thương hiệu ghi nhận chính xác các đánh giá của khách hàng, tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Storytelling hiệu quả dựa trên việc hiểu rõ khán giả, tạo ra một cấu trúc hợp lý, đồng thời xây dựng nhân vật, thông điệp và cảm xúc một cách nhất quán và lôi cuốn. Các nguyên tắc trên giúp đảm bảo câu chuyện không chỉ được kể một cách mạch lạc mà còn có khả năng gây ảnh hưởng và tạo dấu ấn trong lòng người nghe.

Cách tạo Content Storytelling cuốn hút 

Hiện nay có rất nhiều cách để tạo ra Storytelling cuốn hút. Theo đó tùy vào thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải mà nhà sản xuất sẽ xây dựng câu chuyện cho phù hợp. Dưới đây là một vài cách được dùng phổ biến hiện nay:

  • Sử dụng câu chuyện kinh doanh của chủ doanh nghiệp: Dùng chính câu chuyện của chủ doanh nghiệp để tạo ra Storytelling cuốn hút. Tuy nhiên thay vì kể theo lối truyền thống thông thường, bạn nên lồng ghép hình ảnh, âm nhạc vào để thông tin không bị khô khan. Sản xuất một Phim doanh nghiệp sẽ là cách để bạn kể câu chuyện thương hiệu cuốn hút và hấp dẫn nhất.
  • Sử dụng những chia sẻ của khách hàng: Ngoài xây dựng Storytelling dựa trên quá trình hình thành thương hiệu, bạn có thể sử dụng những trải nghiệm chân thực của khách hàng để truyền tải thông điệp. Đây sẽ là cầu nối giúp những khách hàng tiềm năng biết được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, quan tâm và lựa chọn sử dụng chúng.
  • Sử dụng chia sẻ của khách hàng trên mạng xã hội: Những vấn đề của khách hàng, câu chuyện trải nghiệm sản phẩm của khách hàng cũng là một chi tiết có thể khai thác để xây dựng Storytelling cuốn hút. Doanh nghiệp tận dụng những nội dung do khách hàng tạo ra như bài viết, blog, bài review, video để sản xuất thành câu chuyện truyền thông. Liên kết nhiều sản phẩm của khách hàng để tạo thành tư liệu giúp chiến dịch truyền thông hiệu quả.
  • Chia sẻ văn hóa công ty, câu chuyện của nhân viên: Ngoài các cách tạo Storytelling kể trên, bạn có thể khai thác các khía cạnh khác như văn hóa doanh nghiệp, câu chuyện đi làm của nhân viên,… Thông điệp đến từ những yếu tố này mang giá trị thực tế cao, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, tăng độ nhận diện và doanh thu một cách đáng kể.

Tóm lại, để tạo ra Storytelling cuốn hút cần xây dựng câu chuyện chạm đến cảm xúc của người xem, đồng thời phản ánh giá trị thương hiệu rõ ràng, chính xác, duy trì tính chân thực và khả năng tương tác với khán giả.

TIN TỨC MỚI