Search
Close this search box.

Mục lục

Slow Motion (Quay chậm) được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực điện ảnh, quảng cáo,… Bạn có thể sử dụng tính năng này ngay trên chiến điện thoại iPhone để tạo ra video độc đáo, hấp dẫn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Slow Motion và cách quay video bằng hiệu ứng này qua nội dung bài viết sau đây.

Slow Motion là gì?

Slow Motion hay còn được gọi tắt là Slo-Mo, là thuật ngữ chỉ hiệu ứng giảm tốc độ phát lại trong video khiến hình ảnh phát lại chậm hơn so với thực tế. Cụ thể, các chuyển động trong video được kéo dài hơn giúp người xem quan sát được từng chi tiết. So với tốc độ thông thường, Slow Motion hiển thị rõ nét hoạt động của sự vật, con người trong video hơn.

Vậy, hiệu ứng này hoạt động như thế nào? Slow Motion hay phương pháp quay chậm hoạt động dựa trên nguyên lý quay video ở tốc độ khung hình cao (fps – frames per second). Các video bạn thường xem có tốc độ từ 24 – 30 fps, còn với hiệu ứng Slo-Mo tốc độ khung hình sẽ được tăng lên đáng kể từ 120 – 240 fps.

Khi phát lại video với tốc độ chuẩn, các chi tiết quay chậm sẽ hiển thị chậm hơn so với thời gian thực. Ví dụ, nếu bạn quay video trên điện thoại với tốc độ 240 fps, phát lại với tốc độ 30 fps thì hình ảnh hiển thị trong video có thể chậm hơn thực tế 8 lần.

Ứng dụng hiệu ứng quay chậm 

Hiện nay, phương pháp quay Slow Motion được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Không chỉ được dùng trong quảng cáo, điện ảnh, truyền thông, Slo-Mo còn là trợ thủ đắc lực giúp các lĩnh vực như thể thao, trò chơi, thiết kế giúp chúng trở nên thú vị hơn. Dưới đây là các ứng dụng phổ biến của hiệu ứng Slow Motion:

  • Trong phim, điện ảnh: Phương thức quay phim áp dụng hiệu ứng quay chậm biến các chi tiết kịch tính trong phim trở nên hấp dẫn. Đặc biệt, khi tập trung vào đoạn chiếu chậm, người xem sẽ có cảm xúc nhiều hơn, nhất là đối với các pha hành động, cảnh quay xúc động,…
  • Ứng dụng trong quảng cáo: Đây là một trong những ứng dụng thường thấy của phương pháp Slow Motion. Nhà sản xuất sẽ thêm chi tiết quay chậm vào video để làm nổi bật sản phẩm. Ví dụ hình ảnh rơi chậm rãi của giọt nước, nhỏ giọt serum chăm sóc da, chuyển động chậm của các món ăn,… làm quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn.
  • Trong thể thao: Dùng Slow Motion trong lĩnh vực thể thao giúp phân tích chuyển động của vận động viên, đánh giá kỹ thuật, bắt lỗi hay dùng làm nổi bật các khoảnh khắc đẹp trong những cuộc thi.
  • Ứng dụng trong đời sống: Dùng Slo-Mo trong trò chơi với trẻ em, thiết kế trò chơi, thiết kế các mô hình, sử dụng kỹ thuật quay chậm trong sáng tạo video Tiktok,…

Hiện nay, Slow Motion được dùng rộng rãi thông qua tiện ích từ điện thoại thông minh. Bạn có thể tự quay video Slo-Mo bằng chiếc điện thoại cảm ứng, thỏa sức sáng tạo theo trí tượng tượng của mình để tạo ra các thước phim thú vị.

Dễ dàng tạo video Slow Motion trên điện thoại thông minh

Ưu và nhược điểm của Slow Motion

Slow Motion được ứng dụng rộng rãi bởi nó mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên bên cạnh đó hiệu ứng này vẫn còn một vài điểm hạn chế. Tìm hiểu cụ thể hơn:

Về ưu điểm của Slow Motion:

  • Phương pháp quay chậm giúp người xem có cảm xúc hơn, nhất là với những khoảnh khắc quan trọng.
  • Làm nổi bật những chi tiết mà khán giả rất dễ bỏ qua.
  • Đem đến cảm xúc nghệ thuật mạnh mẽ nhờ vào những thước phim quay chậm mượt mà, độc đáo và ấn tượng. Slo-Mo được dùng phổ biến hơn trong các thước phim điện ảnh, phim quảng cáo và những dự án nghệ thuật khác.
  • Với công nghệ hiện đại như ngày nay, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại đã có thể quay Slo-Mo mà không cần có máy quay chuyên nghiệp. Không những thế, bạn chỉ cần thực hiện thao tác bấm đơn giản để quay phim, không cần kỹ thuật phức tạp.

Về nhược điểm của Slow Motion:

  • Đòi hỏi ánh sáng tốt bởi quay Slow Motion có tốc độ khung hình cao. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, hình ảnh và các chuyển động có thể bị mờ và không mượt mà.
  • Video quay bằng hiệu ứng Slo-Mo thường chiếm dung lượng bộ nhớ cao hơn những video thông thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, nhất là khi bộ nhớ có giới hạn.
  • Một số cảnh quay tĩnh, ít chuyển động sẽ không phù hợp với Slow Motion, bởi nó có thể khiến video của bạn trở nên nhàm chán.
  • Đối với video đòi hỏi chất lượng chuyên nghiệp hơn sẽ phải cần các thiết bị hỗ trợ khác.
  • Lạm dụng nhiều cảnh Slow Motion có thể làm video trở nên dài dòng, mất đi sự hấp dẫn.

Mặc dù Slo-Mo là công cụ làm video trở nên ấn tượng hơn nhưng nếu không biết khai thác có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của video. Chính vì thế bạn cần chọn đúng khoảnh khắc và lựa chọn kỹ thuật quay phù hợp để tạo ra những thước phim cuốn hút.

Khoảnh khắc Slo-Mo khi mũi tên làm vỡ quả bóng nước

Slow Motion trên Iphone có dễ sử dụng không?

Quay Slow Motion trên iPhone dễ dàng và tiện lợi với tính năng đã được nhà sản xuất thêm vào. Từ iPhone 5s trở đi bạn đã có thể sử dụng tính năng quay Slo-Mo với chất lượng cao. Người dùng không cần cài đặt ứng dụng với bất kỳ bên thứ 3 nào trên iPhone, chỉ cần vào phần máy ảnh, chọn chế độ Slo-Mo và quay.

Chất lượng hình ảnh được quay bằng camera iPhone với chế độ quay chậm thường có độ phân giải 1080 full HD đem đến thước phim rõ nét. Ngoài ra, tốc độ khi quay video chậm trên iPhone có thể đến 240 fpt, giúp hình ảnh chuyển động mượt mà. Sau khi quay bạn có thể chỉnh sửa video trực tiếp trong thư viện ảnh.

Bảng tổng hợp tính năng quay chậm trên các dòng iPhone

Từ iPhone 5s, Apple đã giới thiệu đến người dùng tính năng quay Slow Motion. Và cho đến những dòng iPhone gần đây là iPhone 16 thì tính năng này có nhiều cải tiến hơn. Cụ thể:

  • iPhone 5s: Khởi đầu cho hiệu ứng quay chậm bằng camera thường, tính năng có tốc độ 120 fpt, độ phân giải 720p HD. Đây là cột móc đánh dấu bước ngoặt mới trong quay video, được nhiều người dùng yêu thích. Tuy nhiên ở dòng iPhone này vẫn có hạn chế là chưa hỗ trợ tốc độ cao, độ phân giải chưa đạt full HD nên video không có chất lượng tốt nhất.
  • iPhone 6: Các dòng iPhone 6 được cải tiến tốc độ khung hình từ 120 fpt – 240 fpt, độ phân giải 720p HD – 1080p full HD. Nhờ đó video có hình ảnh rõ hơn, mượt mà hơn dòng iPhone trước đó.
  • iPhone 7: Hỗ trợ tính năng quay Slo-Mo với tốc độ khung hình là 120 – 240 fpt, độ phân giải 1080p full HD. Bên cạnh đó cảm biến camera cũng được nâng cấp giúp người dùng có thể quay video ngay trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • iPhone 8: Tốc độ khung hình và độ phân giải tương tự như iPhone 7. Tuy nhiên ở phiên bản mới, Apple đã nâng cấp chon chip, giúp chất lượng video Slow Motion cao hơn, xử lý hình ảnh mạnh mẽ mang đến những thước phim mượt mà và rõ nét.
  • iPhone 11: Hỗ trợ Slow Motion Selfie, có thể quay video chậm bằng cả camera sau và camera trước, giúp người dùng mở rộng khả năng sáng tạo.
  • iPhone 12: Tốc độ khung hình và độ phân giải vẫn không thay đổi. Tuy nhiên phần cảm biến camera cao hơn giúp video quay trong điều kiện thiếu sáng vẫn cho ra hình ảnh rõ nét.
  • iPhone 13-16: Tính năng quay Slow Motion đã có nhiều cải tiến, người dùng có thể thỏa sức sáng tạo trên điện thoại mà không cần các thiết bị quay phim chuyên nghiệp.

Cách quay Slow Motion trên iPhone tạo video ấn tượng

Quay Slow Motion trên iPhone bằng những thao tác đơn giản. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau:

Cách quay Slow Motion trên iPhone:

Các bước đơn giản:

  • Mở ứng dụng Camera
  • Vuốt sang chọn chế độ Slo-Mo
  • Nhấn nút Quay và bắt đầu sáng tạo, bấm Dừng khi đã hoàn tất quay.

Tùy chỉnh thông số tối ưu video Slo-Mo:

Điều chỉnh chất lượng video Slow Motion theo mong muốn bằng cách:

Vào mục Cài đặt > Camera > Quay Slo-Mo

Tùy chọn:

  • 1080p ở 120 fpt (Hiệu ứng quay chậm nhẹ nhàng)
  • 1080p ở 240 fpt (Hiệu ứng quay chậm rõ nét, mượt mà)

Điều kiện ánh sáng khi quay Slow Motion:

Với tốc độ khung hình cao nên đòi hỏi điều kiện ánh sáng phải tốt để đảm bảo hình ảnh được thu rõ nét, video chất lượng cao. Do đó, khi quay bạn cần đảm bảo vị trí có ánh sáng mạnh, ánh sáng tự nhiên hoặc có đèn chiếu vào khu vực quay phim. Tránh các khu vực không đủ ánh sáng để không làm video bị nhiễu (grain).

Dùng tính năng Slo-Mo trên iPhone quay phim

Ngoài các vấn đề kể trên, để tạo ra video Slow Motion ấn tượng trên iPhone bạn có thể lưu ý thêm một vài vấn đề sau đây:

  • Chọn cảnh quay phù hợp: Những chuyển động nhanh như nước bắn tung tóe, tóc bay trong gió, cú nhảy bất ngờ, chạy xe nhanh,… được quay bằng hiệu ứng Slo-Mo thường cho ra hình ảnh đẹp mắt. Hoặc bạn cũng có thể chọn quay những cảm xúc như khuôn mặt diễn viên đang cười, ánh mắt đau buồn, vui vẻ, hạnh phúc,… để thể hiện rõ tâm lý nhân vật.
  • Sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ: Để video Slow Motion được rõ nét, chất lượng cao hơn, bạn có thể dùng thêm Tripod hoặc Gimbal để tránh tình trạng rung lắc khiến video thiếu chuyên nghiệp.
  • Sử dụng tính năng chỉnh sửa: Chỉnh sửa video đã quay trong phần Ảnh, nhấn Sửa và bắt đầu chỉnh màu sắc, cắt đoạn, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa chuyên dụng khác trên điện thoại để sáng tạo video hấp dẫn, độc đáo hơn.
  • Thêm âm nhạc vào video: Để video lôi cuốn người xem bạn có thể thêm âm nhạc vào những đoạn Slo-Mo. Tùy vào nội dung video để lựa chọn âm nhạc phù hợp.

Tóm lại, Slow Motion là kỹ thuật quay video được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, nó còn là công cụ giúp bạn bắt những khoảnh khắc đẹp, lưu giữ những kỷ niệm đặc biệt. Hiện nay, chỉ với chiếc điện thoại iPhone hoặc những dòng điện thoại thông minh có tính năng Slo-Mo là bạn đã có thể dễ dàng quay phim mà không cần có thiết bị chuyên dụng.

TIN TỨC MỚI