Search
Close this search box.

Mục lục

Quảng cáo truyền hình cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của một thương hiệu, được phát sóng trên các phương tiện truyền thông. Hướng tới mục tiêu để lại ấn tượng trong lòng khán giả, tăng độ nhận diện thương hiệu, kích cầu tiêu dùng, mang về doanh thu cho doanh nghiệp.

Quảng cáo truyền hình là gì?

Quảng cáo truyền hình hay TVC là hình thức truyền thông được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng là những đoạn video ngắn dài từ 15 giây đến 60 giây giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của một thương hiệu. Mục đích quảng cáo là truyền tải thông tin đến khách hàng, gây sự tò mò và kích thích nhu cầu mua sắm của họ.

Hậu trường quay quảng cáo cho Sony được Right Media thực hiện

Nhờ sự phát triển của mạng internet, video quảng cáo ngày càng được phủ sóng rộng rãi, trở thành phương tiện hữu ích giúp doanh nghiệp kết nối và định danh thương hiệu trong lòng khách hàng. Việc đầu tư vào quảng cáo sẽ rất cần thiết, đặc biệt là đối với thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên cần cân đối ngân sách bởi chi phí sản xuất cũng không hề thấp.

Vai trò và đặc điểm của quảng cáo truyền hình

Vai trò

Quảng cáo truyền hình có vai trò quan trọng trong chiến dịch quảng bá danh tiếng thương hiệu. Cụ thể:

  • Tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng, bởi quảng cáo được phát sóng rộng rãi, có lượng người xem lớn.
  • Thương hiệu được nhiều người nhận diện và ghi nhớ thông qua quảng cáo với âm thanh, hình ảnh ấn tượng.
  • Quảng cáo truyền hình hay, hấp dẫn gây tò mò, hứng thú, khiến người xem bị kích thích dẫn đến nhu cầu trải nghiệm sản phẩm.
  • Mang đến tỉ lệ chuyển đổi tốt, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Góp phần thúc đẩy chiến dịch marketing hiệu quả.

Đặc điểm

Để hiểu rõ hơn về quảng cáo truyền hình, dưới đây là các đặc điểm chính của loại hình truyền thông này:

  • Quảng cáo truyền hình hay TVC mặc dù có thời lượng ngắn nhưng doanh nghiệp sẽ phải đầu tư chi phí cao. Đặc biệt là khi bạn muốn phát sóng trong các khung giờ vàng hay trên các kênh truyền hình có lượt người xem lớn.
  • Tiếp cận lượng khán giá lớn, không phân biệt độ tuổi, trình độ, tầng lớp, giới tính, vùng miền do quảng cáo được phát sóng rộng rãi.
  • Sự đa dạng hình thức quảng cáo giúp người xem không bị nhàm chán, ngược lại còn trở nên thu hút hơn. Chẳng hạn sử dụng hình ảnh người nổi tiếng quảng bá cho thương hiệu, xây dựng câu chuyện chạm tới cảm xúc người xem, sử dụng đồ họa hoạt hình hấp dẫn,…
  • So với cách quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, truyền miệng, quảng cáo truyền hình giúp người xem có cái nhìn trực quan nhất về sản phẩm thông qua những hình ảnh và âm thanh chân thực, sống động.
  • Thời lượng mỗi quảng cáo ngắn, do đó thông điệp cần được chọn lọc, đảm bảo tính ngắn gọn và súc tích, không dài dòng hoặc sử dụng các ẩn ý gây khó hiểu.
  • Có thể theo dõi và đánh giá chất lượng quảng cáo, đo lường số lượng người xem.

Tóm lại, quảng cáo truyền hình giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và là công cụ góp phần thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên chúng cũng có thể không mang lại kết quả như mong đợi nếu có nội dung không hấp dẫn, hình ảnh và âm thanh kém chất lượng, không phù hợp,… Chính vì thế doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị sản xuất có kinh nghiệm để tạo ra video quảng cáo hiệu quả nhất.

Hậu trường Right Media kiểm tra bối cảnh quay quảng cáo

Ưu – Nhược điểm của quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình mang lại nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những hạn chế nhất định:

Về ưu điểm:

  • Độ phủ sóng rộng, tiếp cận khán giả ở mọi độ tuổi, giới tính.
  • Có khả năng chạm đến cảm xúc người xem, kích thích nhu cầu mua sắm.
  • Mang tính giải trí khiến người xem hứng thú, ít gây nhàm chán.
  • Có tính thuyết phục cao vì được quảng cáo trên đài truyền hình, nơi mà các nội dung sẽ được kiểm duyệt trước khi phát sóng.
  • Nâng tầm thương hiệu, tăng độ uy tín trong lòng người xem.

Về nhược điểm:

  • Chí phí sản xuất cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có ngân sách lớn.
  • Mặc dù đo lường được số lượng người xem nhưng không đo lường được chính xác doanh số thu được từ quảng cáo.
  • Thời lượng phát sóng hạn chế khiến một số tính năng của sản phẩm không được đề cập.
  • Nhiều khả năng người xem bỏ qua quảng cáo để tiếp tục xem các chương trình khác, nhất là khi quảng cáo không thu hút, hấp dẫn.
  • Độ phủ rộng, tuy nhiên quảng cáo sẽ gây khó khăn trong việc nhắm đến khách hàng mục tiêu.
  • Cạnh tranh cao về mặt chất lượng quảng cáo bởi hiện nay trên thị trường có quá nhiều thương hiệu đã và đang đầu tư mạnh về mảng truyền thông.

Doanh nghiệp cần dựa vào phân tích ưu và nhược điểm của quảng cáo truyền hình, đối chiếu với tình hình kinh doanh thực tế để đưa ra phương án quảng bá tối ưu. Bất kỳ chiến lược marketing nào cũng sẽ có rủi ro, tuy nhiên bạn nên cân nhắc để tránh gặp phải các tình huống không mong muốn, làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

6 loại hình quảng cáo truyền hình hiệu quả

Sự đa dạng của các loại hình quảng cáo truyền hình giúp khả năng truyền tải thông tin hiệu quả hơn, tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả. Kể đến như:

Hậu trường set up sản phẩm cho một cảnh quay quảng cáo
  1. Quảng cáo truyền thống: Video quảng cáo được phát sóng đan xen những bộ phim, chương trình giải trí có lượng xem lớn. Đây là loại hình phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
  2. Quảng cáo tài trợ chương trình: Thay vì trực tiếp sản xuất video quảng cáo, doanh nghiệp sẽ gián tiếp quảng bá thương hiệu thông qua việc tài trợ một chương trình cụ thể. Danh tiếng của thương hiệu được truyền thông rộng rãi, tăng mức độ tin cậy từ đó lấy được lòng tin của người xem. Ví dụ thương hiệu tài trợ chương trình thiện nguyện, tìm kiếm tài năng,…
  3. Quảng cáo logo: Lồng ghép logo thương hiệu xuất hiện trong các chương trình truyền hình, phim truyện vừa giúp người xem có trải nghiệm thoải mái vừa cung cấp thông tin sản phẩm cho họ. Ví dụ trong giờ phát sóng chương trình ẩm thực – thêm quảng cáo về thương hiệu đồ ăn, chương trình sức khỏe răng miệng – thêm sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng,…
  4. Quảng cáo tương tác: Xây dựng kịch bản có sự tương tác giữa nhãn hàng và người xem. Chẳng hạn quảng cáo trong các chương trình giải trí, tư vấn tiêu dùng,…
  5. Quảng cáo bằng Pop up: Thông tin doanh nghiệp được chạy song song với các chương trình đang phát sóng không ảnh hưởng đến thời lượng của chương trình đó. Người xem vẫn có thể xem chương trình yêu thích vừa nhìn thấy quảng cáo. Loại hình này giúp trải nghiệm xem của khán giả không bị gián đoạn.
  6. Quảng cáo chạy chữ, panel: Trong một số chương trình truyền hình bạn sẽ thấy dòng chữ chạy phía dưới màn hình, đấy là thông tin quảng cáo của một số doanh nghiệp. Loại hình chạy chữ, panel thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng.

Tùy vào mục tiêu chiến dịch truyền thông mà thương hiệu muốn hướng tới để lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp. Ngoài ra bạn nên tìm kiếm đơn vị sản xuất uy tín để cho ra mắt các sản phẩm quảng cáo chất lượng với hình ảnh, âm thanh và nội dung hấp dẫn, ấn tượng.

Các kênh truyền hình được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Đưa quảng cáo lên các kênh truyền hình giúp thương hiệu được quảng bá rộng rãi với độ uy tín cao. Một số kênh được lựa chọn phổ biến:

Lựa chọn kênh truyền hình có lượng khán giả cao phát sóng quảng cáo

VTV – Đài Truyền hình Việt Nam:

  • VTV1: Phát sóng các chương trình thời sự, tin tức chính trị – xã hội. Quảng cáo phát sóng trên VTV1 được chọn lọc, kiểm duyệt chặt chẽ.
  • VTV3: Đây là kênh tin tức, giải trí tổng hợp, phát sóng nhiều chương trình giải trí, phim và tin tức thể thao.
  • VTV6: Kênh dành cho giới trẻ với nhiều chương trình giải trí, thể thao, phim truyện đa dạng.

HTV – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh:

  • HTV7: Kênh phát sóng nhiều chương trình giải trí hấp dẫn, thu hút lượt xem lớn, do đó được nhiều doanh nghiệp lựa chọn làm kênh phát sóng quảng cáo.
  • HTV9: Kênh thông tin tổng hợp, phát sóng thời sự và các chương trình tin tức, văn hóa.
  • HTV2: Kênh giải trí quen thuộc của nhiều gia đình, đây là kênh phát sóng nhiều quảng cáo nhất vì có lượng người xem lớn, đặc biệt là giới trẻ.

THVL – Truyền hình Vĩnh Long: Đây là kênh truyền hình địa phương có số lượng người truy cập mỗi ngày rất lớn. Kênh phát sóng nhiều chương trình với chủ đề đa dạng từ thời sự đến các gameshow, phim, ca múa nhạc.

Kênh truyền hình cáp và kỹ thuật số

  • VTVcab: Nội dung phát sóng phong phú, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, trong đó đặc biệt là VTVcab1, VTVcab 16.
  • SCTV: Kênh truyền hình cáp được lựa chọn phát sóng quảng cáo của nhiều doanh nghiệp. Đây là kênh chuyên về giải trí, phim và thể thao,… do đó sẽ có lượng người truy cập lớn, giúp thương hiệu doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều khán giả.
  • VTC: Các kênh được lựa chọn như VTC1, VTC3, VTC9.

Chọn kênh phát sóng có số lượt xem cao là tiêu chí hàng đầu của các doanh nghiệp. Kênh càng uy tín càng giúp thương hiệu nhận được nhiều sự tin tưởng của người xem. Tuy nhiên doanh nghiệp cần xây dựng chiến dịch truyền thông cụ thể, rõ ràng, sau đó dựa vào đó để có thể lựa chọn kênh phát sóng quảng cáo nhằm đạt hiệu quả tốt mà vẫn tối ưu được chi phí.

Một phân cảnh trong video quảng cáo được Right Media thực hiện

Những lưu ý khi chọn quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình đạt hiệu quả truyền thông tốt mang lại khách hàng cho doanh nghiệp, khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên khi lựa chọn loại hình này cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Xác định khách hàng mục tiêu: Sản xuất video quảng cáo hướng tới đúng đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận.
  • Chọn phương tiện phát sóng: Dựa vào mục tiêu và đối tượng hướng tới để chọn phương tiện phát sóng quảng cáo như kênh truyền hình hay các trang thông tin điện tử, mạng xã hội khác. Khai thác đa kênh sẽ giúp thương hiệu có cơ hội phủ sóng rộng rãi hơn.
  • Lựa chọn khung giờ “Vàng”: Chọn khung giờ phát sóng có tỉ lệ người xem cao và ổn định nhất.
  • Sáng tạo nhưng vẫn dễ hiểu: Xây dựng nội dung dễ hiểu, rõ ràng, đảm bảo tuân thủ quy định, luật pháp, phù hợp với văn hóa. Bên cạnh đó, quảng cáo cần có sự khác biệt, sáng tạo để gây ấn tượng trong mắt người xem, tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị trường.
  • Cân đối chi phí sản xuất: Doanh nghiệp cần lập ra kế hoạch cụ thể để phân bổ ngân sách sao cho hợp lý nhất.
  • Theo dõi hiệu suất quảng cáo: Thường xuyên kiểm tra, đo lường và thống kê chỉ số định kỳ, khi cần thiết phải điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp.

Trên đây là thông tin cơ bản về quảng cáo truyền hình, một công cụ truyền thông được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Để quảng cáo đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tìm đến những đơn vị sản xuất uy tín và chất lượng. Hãy trao đổi nhu cầu, mục tiêu và các vấn đề với họ một cách chi tiết, cụ thể nhất để họ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn phát triển thương hiệu hiệu quả.

Dự án phim doanh nghiệp đã hoàn thành của Right Media

Tải xuống tài liệu tham khảo:

( Vui lòng nhập tên, email của bạn, Right Media sẽ gửi tài liệu tham khảo cho bạn qua email.)