Search
Close this search box.

Mục lục

Phim doanh nghiệp và TVC thường bị nhầm lẫn là một hình thức truyền thông, bởi cả hai đều có chung mục đích là quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên thực tế chúng là hai hình thức truyền thông với nhiều điểm khác nhau từ thời lượng, nội dung đến hình thức phát sóng.

Điểm chung của Phim doanh nghiệp và TVC

Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng là xu hướng trong nhiều năm trở lại đây. Thay thế cho hình thức truyền thông in ấn cũ, video ra đời giúp người xem dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ thông tin thông qua yếu tố hình ảnh kết hợp với âm thanh.

Hậu trường sản xuất phim doanh nghiệp được thực hiện bởi Right Media

Trong đó, hai hình thức Phim doanh nghiệpTVC được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả marketing cao, đặc biệt là tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng lớn. Chúng có chung một mục đích là quảng bá thương hiệu, xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng và đối tác:

  • Phim doanh nghiệp là video khái quát tất cả thông tin về lịch sử, triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ,… của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy với đối tác và khách hàng. Sản xuất Phim doanh nghiệp càng hay, càng hấp dẫn sẽ giúp chiến dịch marketing càng hiệu quả.
  • TVC là tên gọi tắt của cụm từ Television Commercials, là một dạng video thương mại giới thiệu thương hiệu, sản phẩm. So với Phim doanh nghiệp, khi sản xuất TVC thường sẽ tập trung xây dựng hình ảnh đối tượng cần quảng bá một cách ấn tượng và sáng tạo nhất, nhằm thu hút sự quan tâm của khán giả.

Trong chiến dịch marketing toàn diện, thông thường các doanh nghiệp sẽ kết hợp triển khai song song Phim doanh nghiệp và TVC để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất. Do đó nhiều người đã nhầm lẫn chúng là một, tuy nhiên thực tế chúng lại là hai hình thức truyền thông khác nhau.

Phân biệt Phim doanh nghiệp và TVC

Để phân biệt Phim doanh nghiệp và TVC bạn cần xét đến các yếu tố sau:

Về thời lượng phát sóng

Đây là một yếu tố giúp bạn có thể phân biệt được đâu là Phim doanh nghiệp và đâu là TVC:

  • Video giới thiệu doanh nghiệp sẽ có thời lượng dài vì cần đảm bảo đầy đủ nội dung về lịch sử hình thành, triết lý, văn hóa, sản phẩm,… Do đó, Phim doanh nghiệp thường có thời gian phát sóng dài, từ 3 đến 5 phút, hoặc dài hơn tùy vào kế hoạch quảng bá mà doanh nghiệp mong muốn.
  • TVC quảng cáo thường có thời lượng ngắn, từ 30 đến 60 giây, một số trường hợp dài khoảng 1 đến 2 phút. Sở dĩ có sự khác biệt này là do TVC quảng cáo tập trung vào đối tượng cần quảng bá như sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện, không bao gồm thông tin sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Video quảng cáo cần ngắn, nội dung súc tích, hấp dẫn, hình ảnh độc đáo, sáng tạo nhằm gây ấn tượng trong mắt khán giả.

Về nội dung video

Nội dung Phim doanh nghiệp và TVC quảng cáo được lên ý tưởng và xây dựng kịch bản phù hợp với từng hình thức:

Xây dựng nội dung video dựa theo hình thức truyền thông mà doanh nghiệp hướng đến
  • Phim giới thiệu doanh nghiệp thường có thời lượng dài nên nội dung sẽ đầy đủ và chi tiết từ lịch sử hình thành, phát triển, tầm nhìn, mục tiêu, văn hóa, nhân sự,… của doanh nghiệp. Sản phẩm và dịch vụ cũng được giới thiệu trong phim, tuy nhiên chỉ nêu khái quát nhằm mục đích cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho người xem. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thể hiện được sự chuyên nghiệp, uy tín đối với đối tác và khách hàng.
  • TVC có thời lượng ngắn nên nội dung cần tinh gọn và chắt lọc, đảm bảo thể hiện đầy đủ thông tin muốn truyền tải. Video ưu tiên sự sáng tạo, độc đáo nhằm tạo điểm nhấn, gây ấn tượng trong lòng khán giả về đối tượng mà công ty muốn quảng bá. Tập trung “đánh” vào tâm lý của xem, TVC hiện nay có xu hướng sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng, thêm thắt các kỹ xảo, công nghệ hiện đại để làm video sinh động, cuốn hút. Ngoài ra, âm thanh trong TVC cũng được chọn lọc sao cho bắt tai, dễ nhớ khiến người xem thích thú, tò mò về thương hiệu.

Về phương tiện truyền tải

Phim doanh nghiệp và TVC được phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm mang thông tin doanh nghiệp đến với người xem. Mỗi loại hình sẽ có thời lượng phát sóng khác nhau, do đó cách thức phát hành của chúng cũng có điểm khác nhau:

  • Phim doanh nghiệp sản xuất dưới dạng video tư liệu, được phát trong các buổi hội nghị, hội thảo, hướng tới người xem là các đối tác kinh doanh. Ngoài ra, phim còn được phát tại website của công ty và một số kênh thông tin khác, tuy nhiên người xem sẽ khá chọn lọc.
  • TVC có độ phủ sóng rộng rãi trên tất cả các phương tiện truyền thông như truyền hình, internet, kênh social media, quảng cáo trên màn hình led. Vì thế không khó để bạn nhìn thấy một TVC quảng cáo được phát trên các màn hình lớn ở trung tâm thương mai, hay tòa nhà chung cư, văn phòng,…

Về đối tượng khách hàng hướng tới

Như đã đề cập, nội dung của Phim doanh nghiệp và TVC sẽ có điểm khác nhau dựa vào thời lượng phát sóng và đối tượng khán giả muốn hướng tới. Vậy, đâu là đối tượng chính của hai hình thức truyền thông này?

Đối tượng khán giả của mỗi hình thức truyền thông không hoàn toàn giống nhau
  • Đối với Phim doanh nghiệp, đối tượng người xem thường sẽ hạn chế hơn, phần lớn là đối tác và khách hàng đã và đang quan tâm đến doanh nghiệp.
  • Trong khi đó TVC không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn kích thích tiêu dùng, tăng doanh thu nên cần phủ sóng rộng, tiếp cận được càng nhiều người càng tốt. Vì thế đối tượng khán giả của TVC không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp, không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý,… Do đó hình thức truyền thông này được chọn làm công cụ truyền tải và thu hút khách hàng chính của các chiến dịch marketing.

Về chi phí sản xuất

Sự khác nhau về chi phí sản xuất của một bộ Phim doanh nghiệp và TVC quảng cáo dựa vào nhiều yếu tố. Kể đến như:

  • Chi phí sản xuất Phim doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể cần bỏ ra vài chục triệu đồng hoặc hơn để sản xuất ra một bộ Phim doanh nghiệp. Con số có thể dao động lên xuống dựa trên khối lượng sản xuất (số lượng phân cảnh, số ngày thực hiện, số lượng ekip tham gia) và quá trình hậu kỳ (hiệu ứng đặc biệt, độ phức tạp của hiệu ứng). Doanh nghiệp cần cân đối phần nội dung mong muốn để tối ưu chi phí sản xuất.
  • Chi phí sản xuất TVC quảng cáo: Tùy vào kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp mà chi phí bỏ ra cho TVC sẽ khác nhau. Tương tự như Phim doanh nghiệp, chi phí sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố sản xuất (bối cảnh, diễn viên, thiết bị, ekip), yếu tố truyền thông (nền tảng phát sóng). Doanh nghiệp muốn độ phủ sóng càng cao càng phải bỏ ra nhiều chi phí. Chẳng hạn chi phí mời người nổi tiếng làm nhân vật trong TVC, chi phí thuê màn hình led tại các trung tâm thương mại, chi phí phát sóng truyền hình, chạy quảng cáo mạng xã hội,…

Về hiệu quả truyền thông

Cả hai hình thức Phim doanh nghiệp và TVC đều hướng tới mục tiêu quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với mỗi hình thức thì hiệu quả truyền thông sẽ không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể:

  • Phim doanh nghiệp tập trung xoáy sâu và làm nổi bật tính đặc trưng của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nâng cao sự tin tưởng đối với khách hàng, thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín đối với các đối tác. Phim giới thiệu không quan trọng tính chuyển đổi như video quảng cáo.
  • TVC tập trung vào giới thiệu ngay về sản phẩm, dịch vụ theo những cách ấn tượng, nhằm thu hút sự tò mò, sau đó kích thích hành động của khách hàng. Tỉ lệ chuyển đổi càng cao càng khẳng định hiệu quả của TVC.

Tóm lại Phim doanh nghiệp và TVC là hai hình thức truyền thông khác nhau. Thông thường trong một chiến dịch quảng bá, chúng có thể được phát hành đơn lẻ hoặc kết hợp nhằm đưa hình ảnh thương hiệu tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị sản xuất uy tín và chất lượng để cho ra đời các sản phẩm truyền thông hiệu quả nhất.

Dự án phim doanh nghiệp đã hoàn thành của Right Media

Tải xuống tài liệu tham khảo:

( Vui lòng nhập tên, email của bạn, Right Media sẽ gửi tài liệu tham khảo cho bạn qua email.)