Search
Close this search box.

Mục lục

Phim 2D là phim hoạt hình hoặc các sản phẩm điện ảnh được tạo ra trong không gian 2 chiều, không có chiều sâu. Kỹ thuật vẽ 2D là một trong những phương pháp làm phim hoạt hình truyền thống, hiện nay loại hình này dần ít phổ biến khi các kỹ xảo 3D xuất hiện. 

Phim 2D là gì? Được ứng dụng như thế nào?

Phim 2D là phim được tạo ra trong không gian 2 chiều (chiều rộng, chiều cao), nhưng không có chiều sâu. Thông thường phim 2D là phim hoạt hình, không sinh động như các phim 3D hiện đại, các nhân vật trong phim chuyển động kém chân thực, không mượt mà đối với các chi tiết phức tạp.

Bạn có thể dễ dàng xem được phim 2D tại nhà trên các chương trình tivi, xem qua máy tính, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử khác. Mặc dù không chân thực như phim 3 chiều, tuy nhiên loại hình phim 2 chiều vẫn là một bước phát triển đáng ghi nhận trong ngành điện ảnh và truyền hình.

Để mang lại cho người xem có trải nghiệm tốt, phim 2D ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Ngoài phim hoạt hình, kỹ thuật 2D còn được sử dụng nhiều trong quảng cáo, các sản phẩm truyền thông, truyền tải thông điệp của thương hiệu, sản phẩm. Bạn có thể ứng dụng kỹ thuật tạo phim 2D để xây dựng kịch bản quảng cáo.

Hình ảnh các nhân vật có trong những bộ phim Anime nổi tiếng được yêu thích

Đặc điểm nổi bật của phim 2D

Phim 2D có những đặc điểm nổi bật giúp phân biệt với các loại hình hoạt hình khác như:

  • Hình ảnh phẳng 2 chiều: Đây là một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của phim 2D. Theo cách truyền thông các họa sĩ sẽ thực hiện vẽ các chi tiết trên mặt phẳng, không khai thác chiều sâu hay lập thể nhân vật, sự việc trong phim.
  • Sử dụng bản vẽ tay hoặc kỹ thuật số: Từ khi được tạo ra, phim 2D chủ yếu là sản phẩm vẽ bằng tay từng khung hình hay còn gọi là frame, sau đó sẽ ghép các bức tranh lại thành chuyển động. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, phim 2 chiều được tạo ra dễ dàng thuận lợi hơn nhờ các phần mềm kỹ thuật số.
  • Phong cách nghệ thuật đa dạng: Phim được sản xuất với đa dạng phong cách, từ các cách điệu đến hiện thực. Người làm phim có thể thỏa sức sáng tạo, không bị giới hạn về mặt hình ảnh và cách thể hiện.
  • Sự chuyển động mượt mà: Phim 2 chiều không đi sâu vào các chi tiết như trọng lực, ánh sáng quá phức tạp. Tuy nhiên nếu người làm phim thực hiện tỉ mi và chi tiết mỗi hình ảnh từng giây thì phim 2D vẫn có thể mượt mà như bình thường.
  • Thời gian sản xuất nhanh: So với phim 3 chiều, phim 2 chiều có thời gian sản xuất nhanh hơn bởi các chuyển động và cảnh vật. Đồng thời cũng giảm bớt một phần chi phí sản xuất.
  • Tập trung vào câu chuyện và cảm xúc: Phim có hình ảnh và những chuyển động đơn giản, câu chuyện và cảm xúc mạch truyện, nhân vật được tập trung vào khai thác. Ví dụ như các bộ phim 2D kinh điển của Disney, nội dung sâu sắc, lấy cảm xúc người xem qua âm thanh, hình ảnh.
  • Độ phổ biến rộng rãi: Phim tiếp cận đa dạng đối tượng khán giả, không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng rất thích xem. Hiện nay ngoài phim hoạt hình, kỹ xảo 2D còn được ứng dụng trong các chương trình truyền hình, quảng cáo, game show giúp chúng trở nên sinh động hơn mà chi phí cũng rất hợp lý.

Những hạn chế của phim 2D trong thời đại mới

Bên trên là những đặc điểm nổi bật của loại hình phim 2D, tuy nhiên bên cạnh đó phim cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển, sự xuất hiện của phim 3D đã dần thay thế cho loại hình phim cũ này.

Hình ảnh trong phim Hàng xóm của tôi là Totoro

Dưới đây là những hạn chế của phim 2 chiều:

  • Không có không gian 3 chiều: Phim 2D không giống như phim 3D không có chiều sâu. Hình ảnh không thực tế và sống động như các bộ phim hiện đại 3 chiều như hiện nay. Bên cạnh đó, các hiệu ứng như ánh sáng, đổ bóng hay cảm giác lập thể trong phim cũng khó tái hiện.
  • Hạn chế ở những chuyển động phức tạp: Phim 2 chiều thường gặp khó khăn khi thực hiện mô phỏng các chuyển động có mức độ phức tạp cao, đòi hỏi độ chân thực. Chẳng hạn một hoạt cảnh nhân vật thực hiện động tác xoay cơ thể, di chuyển qua không gian ba chiều sẽ khó diễn ra như thật được. Bên cạnh đó những cảnh cần chuyển động nhanh, chuyển động trong không gian rộng lớn cũng sẽ trông hơi cứng nhắc, không được mượt.
  • Tốn nhiều công sức đối với cảnh chi tiết: Một số trường hợp chi tiết có phần phức tạp, nhiều cảnh và nhân vật cùng lúc phải dựng và vẽ khung hình sao cho hài hòa, hợp lý. Lúc này nhà sản xuất phải có lực lượng làm việc đông đảo, thực hiện tỉ mỉ chi tiết, đòi hỏi mức độ công phu cao và tốn thời gian, chi phí.
  • Giảm thu hút khán giả trẻ, hạn chế khả năng tương tác công nghệ mới: Đây cũng là điểm hạn chế của phim 2D, so với các thể loại hiện thực khác, phim 2 chiều có phần kém thu hút hơn, nhất là khi các công nghệ mới đã xuất hiện. Các khán giả trẻ chọn lựa phim 3D nhiều hơn bởi nó có hình ảnh, đồ họa như thật, sống động. Ngoài ra việc phim 2D khó tiếp cận và tương tác với các ứng dụng công nghệ mới mẻ như hiện nay, chẳng hạn VR, AR, hoặc các công nghệ tương tác phim mới,…

Bên cạnh những điểm hạn chế kể trên, phim 2D còn khá khó khăn trong việc cạnh tranh với phim 3D trên thị trường, bị giới hạn về việc phát triển kỹ xảo, còn phụ thuộc nhiều vào kỹ năng vẽ tay của họa sĩ,… Do đó mặc dù phim vẫn rất hấp dẫn nhưng đối với thời đại số như hiện nay nó dần bị thay thế bởi những công nghệ, kỹ xảo mới để đáp ứng thị hiếu của khán giả.

Hình ảnh phân biệt phim 2D và phim 3D

Sự khác biệt giữa phim 2D và phim 3D

Như đã đề cập bên trên, phim 2D không thực hiện được nhiều chuyển động có độ chi tiết và phức tạp cao. Trong khi đó phim 3D (phim 3 chiều) khai thác sâu hơn vấn đề này, biến các cảnh quay trông chân thật, cuốn hút hơn. Tuy nhiên còn nhiều điểm khác biệt nữa giữa hai loại hình này, kể đến như:

Về mặt không gian và chiều:

  • Phim 2D có hai chiều là chiều cao và chiều rộng. Hình ảnh phẳng, không có chiều sâu.
  • Phim 3D có ba chiều là chiều cao, chiều rộng và chiều sâu. Tạo cảm giác như không gian ngoài thực tế, hình ảnh chân thực, sinh động.

Về công nghệ sản xuất:

  • Phim 2D ban đầu vẽ tay từng chi tiết, sau đó ghép lại với nhau tạo thành chuyển động của một nhân vật. Với sự phát triển của các phần mềm kỹ thuật số, quá trình sản xuất phim hiện nay đã đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tài năng của họa sĩ.
  • Phim 3D sử dụng các phần mềm đồ họa Autodesk Maya, Blender, hoặc Cinema 4D, khai thác chuyển động ba chiều. Các chuyển động của nhân vật được mô phỏng một cách linh hoạt và chính xác từng chi tiết.

Về chuyển động:

  • Chuyển động trong phim 2 chiều tương đối đơn giản, do đó đôi khi nó sẽ thiếu đi tính chân thực, nhất là đối với các cảnh nhân vật phải di chuyển hoặc xoay người.
  • Phim 3 chiều có thể thực hiện các cảnh chuyển động phúc tạp, chân thực hơn nhờ khả năng mô phỏng tốt, phối hợp nhịp nhàng các yếu tố vật lý giúp nhân vật trong như tồn tại ngoài đời thực.

Về hình ảnh và phong cách nghệ thuật:

  • Đối với phim 2 chiều, nhà sản xuất thường tập trung vào việc tạo hình ảnh cách điệu hoặc tối giản. Màu sắc và các nét vẽ điều chỉnh một cách dễ dàng theo những phong cách khác nhau.
  • Đối với phim 3 chiều, hình ảnh được tạo ra có chiều sâu, đảm bảo các chi tiết phức tạp cũng được mô phỏng chính xác, chân thực. Tuy nhiên phim 3D cũng có kết hợp các tình tiết với phong cách hoạt hình cách điệu để giảm tải bớt chi phí và các vấn đề khác.

Về hiệu hứng ánh sáng, đổ bóng:

  • Ánh sáng và bóng của phim 2D được tạo ra theo kiểu phẳng, hạn chế các cảnh đòi hỏi ánh sáng như đời thực.
  • Phim 3D có khả năng mô phỏng tốt hơn, bóng nhân vật được làm một cách chính xác như ngoài đời thực. Ngoài ra các hiệu ứng thay đổi góc quay, vị trí nguồn sáng,… cũng sống động, chân thực.

Chi phí và thời gian sản xuất:

  • Phim 2D so với phim 3D ít tốn kém hơn. Mặc dù vậy đối với những dự án đòi hỏi chi tiết cao, các họa sĩ phải vẽ nhiều khung hình sẽ mất thời gian, công sức và tất nhiên chi phí cũng sẽ có sự chênh lệch.
  • Phim 3D tốn chi phí cao và thời gian để tạo ra các chuyển động như thật. Tuy nhiên các bối cảnh, nhân vật được tạo ra hoàn toàn có thể tái sử dụng và có sự điều chỉnh dễ dàng.

Trải nghiệm người xem:

  • Với phong cách phẳng, đơn giản, phim 2D mang lại cảm giác chân thực và gần gũi. Các bộ phim hoạt hình cổ điển theo phong cách này vẫn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Thay vì tập trung vào mặt hình ảnh, phim 2 chiều khai thác tối đa yếu tố cảm xúc và tập trung mở ra câu chuyện cuốn hút, ý nghĩa.
  • Phim 3D mang lại trải nghiệm thị giác ấn tượng, khán giả có thể chìm sâu vào thế giới giả tưởng.

Ứng dụng:

  • Phim 2D sử dụng trong những bộ phim hoạt hình truyền thống, anime của Nhật, hoặc các chương trình truyền hình.
  • Phim 3D được dùng trong các dự án phim bom tấn, phim hành động, những bộ phim đòi hỏi kỹ xảo cao, các trò chơi điện tử, ứng dụng,…

Xu hướng và sự phát triển:

  • Mặc dù có xu hướng giảm sút trong thời đại công nghệ phát triển, tuy nhiên phim 2D vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nhiều bộ phim hoạt hình nổi tiếng, video game,…
  • Phim 3D ngày càng phát triển, chiếm ưu thế trên thị trường.

Tóm lại, phim 2D và 3D đều có những đặc điểm riêng biệt, phục vụ cho các mục đích khác nhau và đáp ứng sở thích của nhiều đối tượng khán giả. Phim 2D mạnh ở sự sáng tạo trong phong cách và sự đơn giản trong sản xuất, trong khi phim 3D vượt trội ở khả năng tái hiện thực tế, tạo cảm giác sống động và tương tác mạnh mẽ hơn.

Tải xuống tài liệu tham khảo:

( Vui lòng nhập tên, email của bạn, Right Media sẽ gửi tài liệu tham khảo cho bạn qua email.)