Search
Close this search box.

Mục lục

Intro là phần quan trọng giúp video trở nên thu hút và ấn tượng. Thời lượng cho phần intro thường ngắn từ 5-15 giây, với nội dung mang phong cách sáng tạo, bắt mắt nhằm thu hút khán giả ngay từ những giây đầu tiên, giúp họ tiếp tục theo dõi video, đưa video lên xu hướng dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng mục tiêu khác.

Intro video là gì?

Intro là viết tắt của Introduction (giới thiệu) là thuật ngữ thường được dùng chỉ đoạn video ngắn mở đầu. Thông thường intro chỉ kéo dài 5-15 giây với nội dung giới thiệu nhanh về các nhân vật, vấn đề chính, một tình tiết hay, hấp dẫn,… để thu hút người xem. Một số trường hợp intro được đặt vị trí cuối video hoặc phát riêng để tăng độ nhận diện thương hiệu.

Việc tạo ra một intro sáng tạo, hấp dẫn có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, giúp giữ chân khán giả tiếp tục xem video. Bên cạnh việc tăng độ nhận diện thương hiệu, đoạn mở đầu hay còn giúp tăng cảm xúc cho người xem, nâng cao độ uy tín, chuyên nghiệp, thể hiện nét riêng độc đáo không nhầm lẫn với những thương hiệu khác.

Vai trò của Intro trong Video doanh nghiệp

Intro trong video giới thiệu doanh nghiệp có nhiệm vụ là phần mở đầu thu hút người xem, giúp xây dựng hình ảnh, gây ấn tượng về thương hiệu. Chi tiết hơn dưới đây là những vai trò quan trọng của phần intro:

  • Gây ấn tượng mạnh mẽ và chuyên nghiệp: Trong video doanh nghiệp, ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng. Do đó, để tạo sự thu hút, để lại ấn tượng tốt, phần giới thiệu video phải thật sự nổi bật và khác biệt. Người làm nội dung phải tạo ra ý tưởng độc đáo, mới mẻ, đồng thời đầu tư các kỷ xảo, thêm logo và màu sắc cho thương hiệu thêm phần nổi bật.
  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu: Phần mở đầu có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người xem từ những giây đầu. Intro giúp người xem dễ dàng nhận diện thương hiệu thông qua màu sắc, âm thanh, logo,… Sự thống nhất phần intro mỗi video sẽ giúp liên kết hình ảnh thương hiệu, giúp người xem nhớ ngay đến doanh nghiệp mỗi lần nhìn thấy phần giới thiệu này.
  • Hình thành bản sắc riêng cho video: Đây là một trong những vai trò mà phần mở đầu video doanh nghiệp mang lại. Người sáng tạo sẽ sử dụng từ ngữ, giọng điệu, phong cách hình ảnh, âm thanh riêng để làm thành một đoạn intro độc đáo, riêng biệt. Ví dụ một đoạn video giới thiệu ngành công nghệ, điện tử, phần intro sẽ mang phong cách hiện đại, thể hiện hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn làm nổi bật, truyền tải thông tin nhanh chóng từ giây đầu cho người xem.
  • Giữ chân người xem: Intro hấp dẫn thu hút người xem tiếp tục xem những giây tiếp theo. Một số trường hợp không chú trọng phần mở đầu video khiến video trở nên nhàm chán và làm giảm thời lượng xem video. Điều này gây ảnh hưởng chiến dịch truyền thông, đặc biệt là khi video được phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó, phần intro đóng góp vai trò rất lớn trong việc giữ chân người xem, kéo dài thời lượng xem video, dễ dàng giúp video lên xu hướng, tiếp cận lượng khán giả đông đảo.
  • Truyền tải thông điệp chính, tăng tính nhất quán: Ngoài những vai trò kể trên, intro video doanh nghiệp còn có những lợi ích như giúp thu hút người xem, truyền tải thông điệp nhanh chóng thông qua nội dung đầu ngắn gọn, súc tích, giúp tăng tính nhất quán của chiến dịch marketing.

Bên cạnh đó, đoạn mở đầu video doanh nghiệp còn có tác dụng tối ưu hóa mục đích quảng bá, tiếp thị, tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, kết nối cảm xúc khán giả,… Một intro video chuyên nghiệp và sáng tạo không chỉ giúp doanh nghiệp nổi bật mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.

Những yếu tố tạo nên một Intro ấn tượng

Để tạo ra một intro video giới thiệu doanh nghiệp thực sự ấn tượng, có một số yếu tố cốt lõi cần lưu ý và tối ưu hóa để đảm bảo phần mở đầu để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả. Sau đây là những yếu tố quan trọng:

  • Chú trọng thông điệp: Phần thông điệp đoạn mở đầu cũng vô cùng quan trọng đối với một video giới thiệu doanh nghiệp. Bạn nên tập trung xây dựng đoạn mở đầu hay và hấp dẫn để giữ chân người xem.
  • Đảm bảo ngắn gọn và súc tích: Ưu tiên sự ngắn gọn, súc tích, rõ ràng về mặt thông điệp, nhất quán với giá trị cốt lõi của thương hiệu. Tránh tình trạng intro khó hiểu, gây cảm giác khó chịu cho người xem từ những giây đầu.
  • Sử dụng hình ảnh trực quan: Hình ảnh được sử dụng ở phần mở đầu cần phải nổi bật nhưng cũng phù hợp với nội dung tổng thể của video. Nhà sản xuất cần lựa chọn hình ảnh, màu sắc và các biểu tượng đặc trưng, có thể sử dụng thêm biểu đồ, hình ảnh động,… để làm intro thêm đặc sắc và ấn tượng.
  • Lựa chọn âm nhạc phù hợp: Ngoài những yếu tố kể trên, để tạo ra một intro hấp dẫn, bạn cần lựa chọn âm nhạc phù hợp. Tùy theo nội dung, hình ảnh video mà âm nhạc được thêm vào sao cho phù hợp nhất, bên cạnh đó cũng nên ưu tiên các loại âm thanh gây tò mò, ân tượng giúp người xem tiếp tục theo dõi video.
  • Sử dụng hiệu ứng, đồ họa: Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp video doanh nghiệp được nhiều người xem. Phần intro có các hiệu ứng đẹp mắt, đồ họa được thiết kế sinh động hấp dẫn người xem từ những giây đầu tiên, giảm tỷ lệ bỏ qua video.
  • Yếu tố sáng tạo, khác biệt: Nhằm giúp video của bạn trở nên thu hút người xem thì phần intro cần thêm chút sáng tạo, đặc biệt làm nổi bật thông điệp, tạo điểm nhấn, nét riêng biệt so với những thương hiệu khác có trên thị trường. Không có công thức cố định nào cho một intro hoàn hảo, nhưng việc sử dụng các ý tưởng độc đáo, mới mẻ sẽ giúp bạn ghi dấu ấn mạnh mẽ.
  • Yếu tố cảm xúc và tương tác: Một phần intro ấn tượng không thể thiếu yếu tố cảm xúc, đây là chìa khóa giúp “mở cửa trái tim” người xem, khai mở đầu óc, sự tò mò của họ. Từ đó giúp họ tiếp tục theo dõi video, tìm hiểu về các thông tin, sản phẩm và dịch vụ được đề cập đến thông qua việc nhấp tay vào màn hình, thêm vào giỏ hàng,…
  • Nhất quán và đồng nhất: Mặc dù intro video cần phải sáng tạo và độc đáo, nhưng điều quan trọng là đảm bảo sự nhất quán với các yếu tố thương hiệu khác của doanh nghiệp. Sự nhất quán trong phong cách, màu sắc và thông điệp giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng nhất và dễ nhận diện.
  • Đảm bảo chất lượng video: Intro có độ phân giải cao, thích nghi với nền tảng phát sóng giúp nâng cao trải nghiệm người xem. Ngoài ra, việc video có chất lượng tốt còn thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu, để lại dấu ấn và niềm tin trong lòng khách hàng.

Trên đây là những yếu tố giúp intro trở nên hấp dẫn người xem. Phần mở đầu thường có thời lượng ngắn nên thông điệp phải đảm bảo nhất quán và rõ ràng, các hiệu ứng, kỹ xảo thêm vào giúp video gây ấn tượng tốt trong mắt người xem.

Intro được tạo ra bằng các phần mềm chuyên dụng

Các phần mềm tạo Intro Video phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phần mềm tạo Intro Video giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn có sản phảm chất lượng, chuyên nghiệp. Tham khảo ngay các phần mềm được nhiều người sử dụng như:

1. Adobe After Effects

Đây là phần mềm tạo các hiệu ứng động, intro và đồ họa chuyển động chuyên nghiệp, có lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay. Adobe After Effects cung cấp hàng loạt tính năng để tạo ra các intro video từ đơn giản đến phức tạp, từ hiệu ứng hình ảnh đến chuyển động chữ.

  • Ưu điểm: Đa dạng công cụ và tính năng, có khả năng tích hợp dễ dàng với các phần mềm Adobe khác (Premiere Pro, Photoshop), nhiều mẫu có sẵn và khả năng tùy biến cao.
  • Nhược điểm: Muốn sử dụng phải có kiến thức và hiểu về các công cụ của phần mềm, đối với phiên bản trả phí có nhiều tác vụ hơn nhưng sẽ mất nhiều chi phí.

2. Blender

Blender là phần mềm mã nguồn mở miễn phí, chuyên về đồ họa 3D và hoạt hình, tuy nhiên hiện nay nó cũng được dùng để tạo intro video. Blender đặc biệt hữu ích cho những người muốn tạo intro 3D chuyên nghiệp mà không tốn nhiều chi phí.

  • Ưu điểm: Hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tạo đồ họa 3D và hoạt hình.
  • Nhược điểm: Giao diện khá phức tạp, đòi hỏi người dùng phải có kiến thức nhất định về đồ họa 3D.

3. Camtasia

Camtasia là một phần mềm đơn giản và dễ sử dụng, thích hợp cho việc tạo intro video ngắn cho các dự án nhỏ hoặc các video YouTube. Camtasia cung cấp các công cụ chỉnh sửa video cơ bản và có sẵn nhiều mẫu.

  • Ưu điểm: Giao diện thân thiện, dễ học, có thư viện mẫu và hiệu ứng sẵn có, tích hợp quay màn hình và chỉnh sửa video.
  • Nhược điểm: Hạn chế về tính năng nâng cao, chi phí tương đối cao với người dùng cá nhân.

4. Filmora

Filmora là phần mềm chỉnh sửa video phổ biến, nổi tiếng với giao diện dễ sử dụng và nhiều tính năng cơ bản đến nâng cao. Nó cũng có các mẫu intro video và hiệu ứng chuyển động phong phú, giúp người dùng dễ dàng tạo ra intro chuyên nghiệp.

  • Ưu điểm: Giao diện trực quan, dễ dùng cho người mới, nhiều hiệu ứng và mẫu intro sẵn có, chi phí thấp so với phần mềm chuyên nghiệp.
  • Nhược điểm: Hạn chế về các tính năng nâng cao so với Adobe After Effects hoặc Blender.

5. Pinnacle Studio

Pinnacle Studio là phần mềm chỉnh sửa video dễ dùng với nhiều tính năng phù hợp cho việc tạo intro video, từ cơ bản đến nâng cao. Nó có các công cụ cho đồ họa động và tích hợp thư viện mẫu intro sẵn.

  • Ưu điểm: Phù hợp cho người mới bắt đầu và có khả năng nâng cao, nhiều hiệu ứng và mẫu intro., dễ dàng xuất video ở nhiều định dạng khác nhau.
  • Nhược điểm: Hiệu năng có thể không mạnh mẽ bằng các phần mềm cao cấp như Adobe After Effects.

6. Final Cut Pro

Final Cut Pro là phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp dành cho người dùng Mac. Nó hỗ trợ nhiều công cụ mạnh mẽ để tạo intro video, đặc biệt là khả năng tích hợp với các sản phẩm Apple và cung cấp hiệu ứng đồ họa chất lượng cao.

  • Ưu điểm: Tích hợp tốt với hệ sinh thái Apple, hiệu suất mạnh mẽ, hỗ trợ đồ họa chất lượng cao, nhiều mẫu và hiệu ứng có sẵn.
  • Nhược điểm: Chỉ dành cho người dùng Mac, chi phí cao.

7. Renderforest

Renderforest là một nền tảng trực tuyến giúp tạo intro video nhanh chóng với nhiều mẫu thiết kế sẵn. Bạn không cần tải phần mềm về máy, chỉ cần chỉnh sửa trực tiếp trên trình duyệt. Phù hợp cho người dùng không chuyên và muốn tạo intro nhanh.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, không cần tải phần mềm, có nhiều mẫu intro phong phú, phù hợp cho người không có nhiều kỹ năng về thiết kế.
  • Nhược điểm: Tính năng hạn chế so với các phần mềm offline chuyên dụng, phải trả phí cho chất lượng video cao và loại bỏ watermark.

8. Panzoid

Panzoid là một công cụ trực tuyến miễn phí, phổ biến cho việc tạo intro video với các mẫu có sẵn. Panzoid cho phép người dùng tùy chỉnh các mẫu intro 3D mà không cần phải có kiến thức kỹ thuật quá sâu.

  • Ưu điểm: Hoàn toàn miễn phí, dễ sử dụng, nhiều mẫu 3D, phù hợp cho các YouTuber và người mới bắt đầu.
  • Nhược điểm: Các tính năng hạn chế so với phần mềm trả phí, chất lượng intro không bằng các phần mềm chuyên nghiệp.

9. Biteable

Biteable là một công cụ trực tuyến đơn giản để tạo intro video với các mẫu sẵn có. Phần mềm này phù hợp cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn tạo intro nhanh chóng mà không cần phải có kiến thức về thiết kế hoặc chỉnh sửa video.

  • Ưu điểm: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, nhiều mẫu intro đẹp và chuyên nghiệp, tạo intro nhanh chóng mà không cần tải phần mềm.
  • Nhược điểm: Các mẫu giới hạn trong phiên bản miễn phí, chi phí cao để sử dụng tất cả tính năng.

10. Animaker

Animaker là một nền tảng trực tuyến giúp người dùng tạo ra intro video và đồ họa động bằng cách kéo thả. Nó cung cấp nhiều mẫu và công cụ để tạo ra các intro sinh động mà không cần kiến thức chuyên môn về đồ họa.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, chỉ cần kéo thả, nhiều mẫu và công cụ đồ họa động, thích hợp cho người mới bắt đầu.
  • Nhược điểm: Giới hạn tính năng trong phiên bản miễn phí, cần internet để truy cập và chỉnh sửa.

Tùy thuộc vào nhu cầu và kỹ năng của nhà sản xuất để lựa chọn các phần mềm tạo intro. Chẳng hạn phần mềm dễ sử dụng như Camtasia, Filmora, hay các công cụ trực tuyến như Renderforest, Panzoid; phần mềm chuyên nghiệp như Adobe After Effects hay Blender. Ngoài ra, việc chọn phần mềm phụ thuộc vào mức độ phức tạp của intro bạn muốn tạo và khả năng tài chính của bạn.

Tạo phần mở đầu hấp dẫn bằng công cụ hiện đại

Một số lưu ý khi sản xuất Intro Video

Khi làm intro video cần lưu ý nhiều vấn đề như xác định đối tượng khán giả, lựa chọn thông điệp, hình ảnh, màu sắc,… sao cho đúng tiêu chí của thương hiệu. Cụ thể hơn dưới đây là các lưu chính dành cho bạn để có phần mở đầu hấp dẫn và lôi cuốn:

  • Hiểu rõ đối tượng khán giả: Tạo intro phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khán giả mục tiêu.
  • Rõ ràng về thông điệp: Truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
  • Giữ intro ngắn gọn: Thời lượng lý tưởng là từ 5-15 giây để giữ sự chú ý của người xem.
  • Hình ảnh và đồ họa chất lượng cao: Sử dụng hình ảnh sắc nét, đồ họa động mượt mà để tạo ấn tượng.
  • Âm nhạc và âm thanh phù hợp: Chọn nhạc và hiệu ứng âm thanh gợi cảm xúc nhưng không gây rối.
  • Thương hiệu hóa rõ ràng: Logo, màu sắc và thông điệp thương hiệu cần nổi bật và dễ nhận diện.
  • Tính nhất quán: Đảm bảo intro phù hợp với phong cách và nội dung của video.
  • Đa nền tảng: Đảm bảo intro hiển thị tốt trên nhiều thiết bị và nền tảng.
  • Đo lường và điều chỉnh: Theo dõi phản hồi để cải tiến intro theo thời gian.
  • Đơn giản và không lạm dụng hiệu ứng: Sử dụng hiệu ứng hợp lý, tránh làm intro quá phức tạp.
Tóm lại, để tạo một intro video ấn tượng, cần chú trọng đến việc truyền tải thông điệp rõ ràng, ngắn gọn, sử dụng hình ảnh và âm thanh chất lượng, đồng thời đảm bảo tính nhất quán với thương hiệu. Đơn giản hóa thiết kế, tối ưu hóa cho nhiều nền tảng và thường xuyên theo dõi, điều chỉnh sẽ giúp intro thu hút và giữ chân khán giả, đồng thời nâng cao hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp.

Tải xuống tài liệu tham khảo:

( Vui lòng nhập tên, email của bạn, Right Media sẽ gửi tài liệu tham khảo cho bạn qua email.)