Search
Close this search box.

Mục lục

CGI tạo nên những hình ảnh sống động cho quảng cáo. Đây là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ chiến dịch truyền thông thương hiệu thu hút sự quan tâm của khách hàng. Vì thế, nếu bạn đang muốn để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong mắt người xem có thể sáng tạo cùng CGI.

CGI là gì? Lĩnh vực ứng dụng phổ biến

CGI là tên viết tắc của Computer Generated Imagery, đây là quy trình tạo hình ảnh mô phỏng bằng máy tính, như hình ảnh 2D – 3D, hay những hiệu ứng chuyển động khác bằng những thuật toán trên phần mềm chuyên dụng.

CGI hiện đang góp phần tạo nên những tác phẩm điện ảnh sáng tạo, ngoài ra nó còn được sử dụng lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị thương mại. Với sự phát triển của công nghệ, Computer-Generated Imagery đã và đang dần thay thế cho những phương pháp dựng phim truyền thống.

Một số hình ảnh quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

Nhờ có sự linh hoạt cao, công cụ này hiện đang được ứng dụng rộng rãi, chẳng hạn:

  • Trong phim ảnh và truyền hình: Tạo ra cảnh quay hoành tráng, các nhân vật hư cấu, giả tưởng,…
  • Trong quảng cáo và marketing: Tạo video, hình ảnh,… độc đáo thu hút người xem hơn so với những cảnh quay thực tế.
  • Trong truyền thông xã hội: Sử dụng CGI sáng tạo hình ảnh và những hiệu ứng độc lạ giúp tăng lượng người xem và tương tác.
  • Trong thế giới game: CGI là công cụ thiết kế nhân vật, cảnh quay, hiệu ứng đồ họa không thể thiếu.
  • Trong kiến trúc và thiết kế nội thất: Mô phỏng không gian, vật dụng và ánh sáng trong các dự án, công trình, giúp người xem có thể dễ dàng hình dung cấu trúc của căn nhà, cầu đường,…

Ngoài ra, Computer Generated Imagery còn được sử dụng trong những lĩnh vực như thời trang, y học, giáo dục, quân sự,… So với các công nghệ hình ảnh như đồ họa, hoạt hình truyền thống, chụp ảnh thực tế thì hình ảnh được CGI mô phỏng có sự độc đáo riêng, sống động và đẹp mắt giúp mang lại trải nghiệm thị giác mới mẻ cho người xem.

Vai trò của CGI trong xây dựng thương hiệu

Riêng lĩnh vực truyền thông quảng cáo, Computer Generated Imagery mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Có thể kể đến như:

  • Truyền tải thông điệp một cách sáng tạo: Hình ảnh được mô phỏng không giới hạn. Chính vì thế, nhà sản xuất có thể nhân hóa đồ vật, bối cảnh, không gian ảo,… một cách thoải mái. Các thông điệp quảng cáo giờ đây sẽ trở nên thu hút, ấn tượng hơn đối với người xem, tăng cơ hội nhận diện thương hiệu.
  • Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ: Đây cũng là một trong những lợi ích dễ thấy của CGI. Nhờ công nghệ tạo ra các hình ảnh, không gian 3D sinh động, cuốn hút, khán giả sẽ có những trải nghiệm thị giác mới mẻ hơn, không giống những nội dung truyền thống. Ví dụ quảng cáo về xe hơi có thể sử dụng Computer-Generated Imagery mô phỏng cảnh xe bay qua địa hình khắc nghiệt,…
  • Tăng tính cá nhân hóa: Dựa vào đối tượng thương hiệu muốn hướng đến để tạo ra nội dung phù hợp với họ. Điều này sẽ góp phần tăng tính cá nhân hóa, tạo ra sự liên kết giữa người xem và thương hiệu.
  • Chi phí, thời gian sản xuất được tối ưu: CGI có thể thay thế cho nhiều công đoạn sản xuất truyền thống như dựng bối cảnh, thiết kế và tạo hình nhân vật, không gian ngoài đời thực. Người sản xuất lúc này chỉ cần thực hiện các thao tác trên máy tính để tạo ra chúng bằng các thuật toán của phần mềm chuyên dụng. Chính vì thế chi phí sản xuất và thời gian thực hiện có thể được rút ngắn đi rất nhiều so với lúc trước.

Ngoài những lợi ích kể trên, Computer Generated Imagery còn mang lại các giá trị khác cho doanh nghiệp trong quá trình marketing. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm truyền thông bằng cách linh hoạt thao tác trên máy tính, đồng bộ hoặc thay đổi để chúng phù hợp với kênh truyền thông.

Không những thế, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra một hệ thống video, hình ảnh quảng cáo đồng bộ từ màu sắc, logo, hiệu ứng,… bằng CGI, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu một cách tốt nhất.

Quảng cáo với hình ảnh CGI của CoCa – Cola 

Xu hướng và thách thức khi sử dụng CGI trong quảng cáo

Xu hướng sử dụng CGI trong quảng cáo:

  • Tạo ra không gian tương tác: Kết hợp CGI với công nghệ AR/VR tạo ra các không gian ảo cho người dùng trải nghiệm quảng cáo độc đáo, sống động.
  • Tạo nhân vật ảo: Sáng tạo nhân vật đại diện thương hiệu bằng Computer Generated Imagery tăng sự thu hút người xem và lượt tương tác của họ, nhất là trên các kênh mạng xã hội.
  • Tạo video quảng cáo siêu thực: Hiệu ứng không có thật từ GCI giúp người xem trải nghiệm không gian, bối cảnh đẹp mắt, mới mẻ, gây ấn tượng khó quên trong lòng họ.
  • Linh hoạt sáng tạo nội dung phù hợp: Để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả, nhà sản xuất có thể sử dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh tạo ra nội dung phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
  • Mô phỏng sản phẩm ảo: Một số thương hiệu trên thị trường hiện đang sử dụng công nghệ mô phỏng tạo ra sản phẩm ảo giới thiệu đến khách hàng trước khi chính thức ra mắt sản phẩm đó. Dễ nhận thấy nhất là những hãng điện thoại, hãng xe,… thường có các mô phỏng trước khi có sản phẩm thực tế.

Thách thức khi sử dụng CGI trong quảng cáo:

Bên cạnh những giá trị tuyệt vời mà Computer Generated Imagery mang lại cho ngành truyền thông và quảng cáo, vẫn còn nhiều thách thức như:

  • Vấn đề chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư ban đầu sẽ không phải là con số nhỏ, bởi để xây dựng CGI chất lượng cao đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, phần mềm, phần cứng và đội ngũ chuyên gia. Về lâu dài quá trình sản xuất có thể sẽ tiết kiệm hơn nhưng ở giai đoạn này sẽ phải chi ra một khoản lớn.
  • Đòi hỏi kỹ thuật cao: Đội ngũ sản xuất phải là người có trình độ, chuyên môn để phối hợp với các bộ phận khác tạo ra sản phẩm truyền thông phù hợp, hiệu quả nhất.
  • Mất tính chân thực khi lạm dung: Một số trường hợp tạo hình ảnh CGI trong quảng cáo quá mức dẫn đến tình trạng mất đi tính chân thực. Điều này có thể khiến người xem xuất hiện cảm giác hoài nghi, không tin tưởng đối với thương hiệu.
  • Mức độ cạnh tranh khốc liệt: Hiện nay CGI ngày càng phổ biến hơn, nhiều thương hiệu sử dụng để tạo quảng cáo thu hút khách hàng. Từ đó dẫn đến việc tăng sự cạnh tranh giữa các đối thủ.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Hình ảnh mô phỏng có thể bị sao chép hoặc ăn cắp ý tưởng một cách tràn lan. Điều này đặt ra nhiều thách thức về việc bảo vệ bản quyền.

Nhìn chung, hiện nay Computer Generated Imagery đang giúp định hình cách thức quảng cáo, mở ra môi trường giúp phát triển sự sáng tạo không giới hạn. Tuy nhiên, đứng trước một số thách thức kể trên, thương hiệu cần cân nhắc trước khi thực hiện. Bạn có thể liên hệ với Right Media để chúng tôi hỗ trợ tư vấn các giải pháp phù hợp nhất. Thông tin chi tiết:

  • Địa chỉ: Văn phòng Sài Gòn (311/70A Đường Nơ Trang Long, Phường 13, Bình Thạnh), văn phòng Hà Nội (105-E5-Trung Tự, Đống Đa).
  • Hotline: 0901-391-002
  • Email: anhtai@rightmedia.vn

Quy trình tạo video quảng cáo CGI

Quy trình sản xuất video quảng cáo CGI là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, mô hình hóa, hoạt hình, cho đến xử lý ánh sáng và kết xuất hình ảnh cuối cùng.

Hình ảnh mô phỏng trong một quảng cáo Lazada 12.12

Mỗi giai đoạn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao, nhằm đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt nhất. Bằng cách sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên dụng và công nghệ hiện đại, chúng ta có thể tạo ra những hình ảnh CGI chân thực và sống động đến kinh ngạc.

Dưới đây quy trình chi tiết:

Lên ý tưởng và xây dựng kịch bản:

  • Xác định mục tiêu của hình ảnh CGI
  • Phát triển ý tưởng sáng tạo
  • Viết kịch bản chi tiết cho từng cảnh

Thiết kế và xây dựng mô hình 3D:

  • Tạo hình nhân vật, vật thể, môi trường
  • Xây dựng cấu trúc 3D chi tiết
  • Áp dụng texture và vật liệu

Tạo bộ xương điều khiển (rigging):

  • Xây dựng bộ xương cho các mô hình 3D
  • Thiết lập các điểm điều khiển

Hoạt hình:

  • Tạo chuyển động cho các mô hình
  • Xây dựng các cảnh quay động

Thiết lập ánh sáng:

  • Áp dụng các nguồn sáng khác nhau
  • Tạo bóng đổ và hiệu ứng ánh sáng

Tạo hiệu ứng đặc biệt:

  • Thêm các hiệu ứng như lửa, khói, nước
  • Tạo các hiệu ứng chuyển động chậm, tua nhanh

Kết xuất hình ảnh:

  • Chuyển đổi mô hình 3D thành hình ảnh 2D
  • Điều chỉnh chất lượng hình ảnh

Hoàn thiện hậu kỳ:

  • Chỉnh sửa màu sắc, độ tương phản
  • Thêm hiệu ứng âm thanh
  • Ghép các cảnh quay

Kiểm tra và đánh giá:

  • Đánh giá chất lượng hình ảnh
  • Sửa lỗi và hoàn thiện sản phẩm

Các phần mềm hổ trợ sản xuất thường được sử dụng:

  • Phần mềm 3D: 3ds Max, Maya, Blender, Cinema 4D
  • Phần mềm render: V-Ray, Arnold, Octane Render
  • Phần mềm compositing: Nuke, After Effects
  • Phần mềm chỉnh sửa video: Adobe Premiere Pro

Tùy vào dự án mà quy trình sản xuất quảng cáo CGI sẽ khác nhau. Người thực hiện cần chọn lựa công cụ và kỹ thuật phù hợp để sáng tạo ra những hình ảnh CGI chất lượng cao. Ngoài ra, bộ phận sản xuất phải cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện để đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện theo đúng kế hoạch.

Tóm lại, CGI trở thành công cụ không thể thiếu giúp tạo ra nhiều sản phẩm truyền thông thương hiệu hiệu quả. Đây sẽ là xu hướng quảng cáo mới trong tương lai gần, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

TIN TỨC MỚI