2025 là một mùa Tết sớm nên việc lên kế hoạch xây dựng chiến dịch marketing cho sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp ngay từ bây giờ là điều nên làm. Và dự đoán rằng sẽ có rất nhiều campain nổi bật, viralt65 phủ sóng trên mọi nền tảng đến từ các thương hiệu lớn nhỏ. Nếu chưa có ý tưởng nào, hãy thử tham khảo bài viết của chúng tôi để chắt lọc những thông tin có giá trị và áp dụng thành công.
Doanh nghiệp có nên chuẩn bị chiến dịch marketing Tết từ bây giờ không?
Tết là thời điểm vàng để các doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch truyền thông marketing cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Bởi đây là dịp mà người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cao nhất năm. Theo một khảo sát cho thấy, nhu cầu mua sắm dịp Tết tăng đến hơn 30% so với ngày thường. Do đó, việc chuẩn bị và triển khai sớm các chiến dịch marketing Tết ngay từ bây giờ là điều cực kỳ cần thiết.
Ngoài ra, việc chuẩn bị sớm từ khâu lên ý tưởng cho đến triển khai hoàn thiện phải mất rất nhiều thời gian. Nhất là khi thị trường mua sắm 2025 được đánh giá là đang trong giai bão hòa, nếu các thương hiệu, nhãn hàng không có sự đột phá, mới mẻ về nội dung marketing, không thay đổi cách tiếp cận với khách hàng thì chắc chắn sẽ bị lép vế trước các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.
Từ những thông tin trên, có thể chốt rằng các doanh nghiệp nên tập trung vào việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược marketing dịp Tết ngay từ bây giờ.
Theo tìm hiểu, khoảng cách giữa Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 khá sát nhau, cách nhau chưa đến 1 tháng. Bởi vậy, thời điểm triển khai chiến dịch Tết nên được cân nhắc thực hiện vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận, phủ sóng và tăng lượng tương tác trên nhiều nền tảng cho đến khi Tết chính thức diễn ra.
Những bí quyết giúp xây dựng chiến dịch Marketing Tết đột phá về nội dung
Theo BuzzMetrics, nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 chưa có nhiều tiến triển phục hồi khả quan, kinh tế vẫn còn đang khó khăn nên hành vi tiêu dùng Tết cũng sẽ có những thay đổi lớn. Với một cái Tết “đầy biến động”, việc triển khai chiến dịch Marketing Tết cũng sẽ có muôn vàn khó khăn, báo hiệu một cái Tết thử thách dành cho các nhãn hàng.
Để có một chiến dịch marketing Tết 2025 thành công, hãy lưu ngay 3 bí quyết sau:
Chọn đúng thông điệp
Một thông điệp hay đóng vai trò quan trong quyết định sự thành công của chiến dịch marketing Tết. Tuy nhiên, nếu chỉ hay không chưa đủ, cần phải cần thêm một số yếu tố khác mới có thể tạo nên sự viral cho chiến dịch.
Theo khảo sát của YouNet Media, ở mùa Tết 2024, 2 insight flatform là Celebration (Tết là ăn mừng) và Homing (Tết là về nhà) được nhiều thương hiệu chọn lựa nhất. Đến Tết 2025, theo dự đoán thì đây vẫn tiếp tục là 2 insight gần gũi, tạo cảm giác kết nối nhất với người xem, có khả năng thu hút mạnh mẽ và đem lại thành công cho chiến dịch marketing Tết.
Tuy nhiên, để tránh trùng lặp nội dung gây nhàm chán cho người xem, các nhãn hàng có thể thử thay đổi góc tiếp cận, nhìn nhận sâu sắc hơn về 2 chủ đề này, kết hợp thêm các yếu tố mới lạ theo thời đại để khai thác những nội dung mới mẻ.
Chẳng hạn như những năm trước nội dung phổ biến nhất là “Đi xa để trở về”, nói về khoảng cách địa lý thì năm nay có thể chuyển hướng sang sự xa cách về tinh thần. Và Tết là dịp để các thành viên trong gia đình kết nối trở lại, quây quần bên bữa cơm sau những ngày tháng bận rộng, giúp người xem nhận ra giá trị thật của Tết và khơi gợi cảm xúc hiệu quả.
Chọn concept độc đáo
Đã có rất nhiều thương hiệu thực hiện thành công trong việc chọn lựa concept Tết độc đáo, vừa sáng tạo vừa có tính kết nối cao. Dựa trên những sáng tạo truyền thống, các nhãn hàng cần đào sâu hơn nữa trong việc đưa ra những ý tưởng độc đáo, thu hút khán giả mà vẫn phải đảm bảo tính thuần phong mỹ tục, phù hợp với dịp Tết.
Gợi ý một số concept Tết độc đáo như:
- MV ca nhạc Tết từ những ca sĩ nổi tiếng giúp thu hút khán giả và truyền tải thông điệp hiệu quả;
- Tận dụng sức hút của Tiktok, bắt trends hoặc tự thiết kế các mẫu template viral trên Capcut (trình chỉnh sửa video và trình tạo video miễn phí cho TikTok). Đây là một trong những hình thức viral mới và rất được ưa chuộng trên MXH;
- Tổ chức các buổi concert, sự kiện ngoài trời, hợp tác với các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, influencers nổi tiếng để gia tăng độ phủ sóng cho chiến dịch. Vừa quảng bá sản phẩm, dịch vụ vừa tăng nhận diện thương hiệu, tạo kết nối với hàng ngàn khán giả tham dự offline và trên không gian mạng xã hội;
- Tận dụng sức mạnh của Trí tuệ nhân tạo (AI) vào trong các sản phẩm marketing Tết. Chẳng hạn như tích hợp tính năng ”Tạo QR bằng ảnh AI” giúp người dùng Momo có thể dễ dàng tạo mã lì xì theo cách riêng của mình. Hoặc chiến dịch tạo key visual hoàn toàn bằng AI trong chiến dịch Tết 202;
Tập trung tối ưu chiến dịch Tết trên MXH
Sau khi đã có tất cả những yếu tố cần cho chiến dịch và public lên MXH, nhãn hàng cần phải theo dõi liên tục, đo lường và linh hoạt điều chỉnh các hoạt động để thúc đẩy các chỉ số chất lượng tăng lên. Điều này sẽ giúp chiến dịch Tết hoạt động mạnh mẽ, tạo viral và thu hút sự chú ý của khán giả trong suốt mùa Tết.
Để tối ưu chiến dịch marketing Tết trên nền tảng MXH, nhãn hàng có thể theo dõi và đo lường thông qua 4 chỉ số sau:
Total Mentions (Tổng lượng thảo luận) & Audience Scale (Số lượng khán giả trên MXH tham gia thảo luận)
Để chiến dịch marketing Tết đạt thành công và viral trên MXH, thương hiệu nên tập trung theo dõi và triển khai các hoạt động thúc đẩy gia tăng Total mentions và Audience scale. Chỉ khi cả 2 yếu tố này cùng tăng trưởng đồng đều mới có thể khẳng định được độ phủ sóng, viral của chiến dịch.
Gợi ý một vài hoạt động liên quan mà đội ngũ marketer có thể triển khai như:
- Upload các đoạn ngắn trong MV ca nhạc Tết, phim ngắn để dễ tạo viral;
- Tạo content từ các key assets thông qua các hoạt động như minigames, remake, music cover, dance challenge… nhằm lan tỏa nội dung rộng rãi trên MXH;
- Hợp tác với các Influencers, KOC/ KOL, Tiktokers… nhiều người biết đến để tăng độ phủ sóng cho chiến dịch;
- Tổ chức các chương trình offline, khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử, giảm sâu giá sốc cho những khách hàng tham gia tương tác với nhãn hàng trên mạng xã hội;
Tối ưu chỉ số tích cực trên MXH
Mặc dù chiếm được spotlight, được khán giả biết đến và bàn luận rôm rả, nhưng nhãn hàng nên hướng tới “content sạch”, hướng khán giả đến những suy nghĩ và phản hồi tích cực. Bởi vì nếu có được nhắc đến nhiều nhưng đa số lại là những bình luận tiêu cực hoặc dùng hastag không liên quan cũng sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ thành công của chiến dịch.
Để cải thiện yếu tố tích cực trên MXH cho chiến dịch Tết 2025, nhãn hàng nên triển khai nhiều hoạt động lớn nhỏ liên quan đến chiến dịch, thương hiệu và khơi gợi các thảo luận tích cực. Một vài gợi ý đơn giản gồm:
- Hoạt động khuyến khích tạo ra các bài viết, chia sẻ nội dung có hastag cá nhân hóa (unique hastag) giúp truyền tải thông điệp của chiến dịch.
- Triển khai các hoạt động giúp nhắc nhở khách hàng nhớ đến chiến dịch marketing Tết như tặng quà livestream, minigame, sale promotion… có độ liên quan cao.
- Kết hợp các hoạt động mang tính xã hội như gây quỹ vì cộng đồng, trao tặng quà của nhãn hàng đến những hoàn cảnh khó khăn… Vừa giúp gia tăng các thảo luận, phản hồi tích cực vừa tăng độ nhận diện thương hiệu, khơi gợi cảm xúc và kết nối khắng khít với khán giả, đặc biệt là trên nền tảng MXH.
Tết 2025 được đánh giá là một cái Tết thử thách đối với các nhãn hàng, thương hiệu trong nước, giữa bối cảnh nền kinh tế biến động. Do đó, khi thực hiện chiến dịch Marketing Tết năm nay, cần phải đổi mới rất nhiều, lựa chọn cách tiếp cận khác nhưng vẫn nhắm đúng insight khách hàng, tập trung lắng nghe những dữ liệu mạng xã hội để bắt kịp xu thế, đem lại thành công cho chiến dịch, thúc đẩy KPIs cho doanh nghiệp.