Search
Close this search box.

Mục lục

Thực hiện đúng các bước làm Video Animation cơ bản giúp người mới tạo ra được sản phẩm cho riêng mình một cách đơn giản. Nếu bạn đang muốn phát triển sự nghiệp liên quan đến lĩnh vực này có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những bước cơ bản nhất giúp bạn thực hiện điều đó.

Bước 1: Lên ý tưởng và xây dựng kịch bản

  • Xác định mục tiêu của video: Đầu tiên cần xác định rõ mục tiêu của việc sản xuất video của bạn là gì? Thông điệp bạn muốn truyền tải là gì? Đối tượng khán giả hướng tới là ai? Trả lời các câu hỏi này giúp bạn có một định hướng đúng đắn hơn, giúp cho việc lên kế hoạch nội dung hiệu quả.
  • Sáng tạo kịch bản chi tiết: Kịch bản đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất Video Animation. Cần viết chi tiết nội dung gồm phần mở đầu, phần chính và phần kết của câu chuyện. Đừng quên ghi rõ phần lời thoại nhân vật một cách chi tiết và logic, đồng thời ghi ra những hành động và các yếu tố hình ảnh cụ thể của nhân vật.
  • Lập Storyboard: Phác thảo khung cảnh chính có trong video. Trong các bước làm Video Animation không nên bỏ qua phần này. Mỗi khung hình trong Storyboard sẽ mô tả những cảnh quan trọng trong video và chúng sẽ liên kết với nhau. Với phần này bạn có thể vẽ tay hoặc sử dụng các công cụ hiện đại để thực hiện.

Bước 2: Chuẩn bị tài nguyên cần thiết

  • Thu thập âm thanh: Không nên bỏ qua chi tiết âm thanh bởi đây là thành phần vô cùng quan trọng trong Video Animation. Âm thanh sẽ bao gồm phần nhạc nền, lời thoại nhân vật và các hiệu ứng khác. Bạn có thể sử dụng giọng nói thật bằng cách ghi âm để lồng ghép vào video, sử dụng các bản nhạc để làm nhạc nền và ứng dụng những hiệu ứng âm thanh trên các nền tảng cho phép sử dụng nhạc miễn phí để làm video.
  • Tìm kiếm hoặc tạo hình ảnh: Lựa chọn các hình ảnh, biểu tượng, đồ họa phù hợp để thêm vào video. Bạn có thể tự vẽ tay hay sử dụng phần mềm để thực hiện phần này, tuy nhiên nên nhớ hãy chọn hình ảnh sao cho phù hợp.
  • Chọn phần mềm làm Video Animation: Hiện nay có nhiều phần mềm tạo Animation như Adobe After Effects, Blender, Vyond, Toonly,… Mỗi phần mềm sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Bước 3: Tạo các cảnh chính 

  • Tạo hình nhân vật: Sử dụng các mẫu có sẵn trong phần mềm hoặc tự sáng tạo ra tạo hình nhân vật mà bạn mong muốn bằng cách vẽ tay hoặc ứng dụng các công cụ tiện ích khác. Cần đảm bảo nhân vật tạo ra phù hợp với kịch bản mà bạn đã viết.
  • Tạo ra các cảnh trong video: Khi đã có Storyboard, bạn sẽ dựa vào nó để xây dựng hình ảnh cụ thể của nhân vật, bối cảnh chi tiết, sau đó đưa chúng vào phần mềm chuyên dụng. Thực hiện thao tác tạo ra khung cảnh chi tiết, kết nối chúng lại với nhau đảm bảo thành một chuỗi mạch lạc, có nội dung.
  • Tạo chuyển động: Sử dụng các tính năng có trong phần mềm để tạo ra sự chuyển động cho nhân vật. Chẳng hạn như động tác chạy nhảy, biểu cảm vui cười, sự xuất hiện và biến mất của một vật thể nào đó trong video. Cần tuân thủ theo nhịp độ của toàn bộ video, tạo chuyển động sao cho tự nhiên, không bị cứng nhắc.
Tạo hình nhân vật bằng phần mềm chuyên dụng

Bước 4: Thêm âm thanh và hiệu ứng

  • Chèn lời thoại: Sau khi đã ghi âm và lựa chọn âm thanh phù hợp, tiến hành thêm chúng vào những đoạn video phù hợp. Đảm bảo âm thanh dễ nghe, lời thoại rõ ràng khớp với chuyển động của nhân vật.
  • Chèn nhạc nền: Video Animation sẽ trở nên có hồn hơn khi có âm nhạc bên trong, nhất là phần nhạc nền. Do đó, bạn nên chọn lựa và thêm nhạc nền vào video sao cho phù hợp với tuyến nội dung đã xây dựng. Âm nhạc có thể nhẹ nhàng, sôi động, thư giãn,…
  • Chèn hiệu ứng âm thanh: Thêm âm thanh đặc biệt vào những chi tiết cần gây chú ý khán giả như tiếng gõ cửa, tiếng võ tay, tiếng bước chân… Yếu tố này sẽ giúp video chân thực và sinh động hơn.

Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa

  • Xem trước video: Sau khi đã hoàn thành các bước làm Video Animation kể trên, bạn cần xem lại toàn bộ video một lần nữa để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề gì trước khi xuất bản. Đừng quên kiểm tra tính nhất quán của âm thanh, hình ảnh và chuyển động.
  • Chỉnh sửa: Trường hợp phát hiện có chi tiết không hợp lý cần tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn như thay đổi màu sắc, âm thanh, hiệu ứng,… để video trở nên mượt mà, tự nhiên.

Bước 6: Xuất video

  • Chọn định dạng: Lựa chọn định dạng phù hợp cho video, phổ biến nhất là MP4, MOV. Ngoài ra bạn cũng cần lựa chọn độ phân giải phù hợp, tối thiểu là 1080p để video được sắc nét khi phát trên các nền tảng trực tuyến.
  • Kiểm tra sau xuất: Xem lại một lần nữa để đảm bảo video không mắc bất kỳ lỗi nào về âm thanh hay hình ảnh.

Bước 7: Chia sẻ và quảng bá

  • Đăng tải: Video Animation có thể được đăng tải trên nhiều nền tảng khác nhau như Youtube, Facebook, Instagram, TikTok,…
  • Theo dõi phản hồi: Phân tích những phản hồi của khán giả, thu thập dữ liệu để đưa ra các điều chỉnh khi cần thiết.

Trên đây là các bước làm Video Animation cơ bản, hy vọng đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ về công việc này. Để trở nên nhuần nhuyễn hơn bạn hãy thường xuyên thực hành, tự sáng tạo sản phẩm của riêng mình, lâu dần kỹ năng sẽ cải thiện hơn, khi đó bạn sẽ tạo ra được những video chất lượng và hấp dẫn.

TIN TỨC MỚI