Search
Close this search box.

Mục lục

Branding (xây dựng thương hiệu) là một quá trình tạo ra những nét riêng độc đáo đem lại giá trị dài hạn cho doanh nghiệp. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là tên, slogan hay logo, mà nó còn là những gì mà khách hàng cảm nhận, đánh giá về doanh nghiệp của bạn.

Định nghĩa Branding

Theo từ điển Cambridge, định nghĩa Branding được mô tả là một hành động xây dựng thương hiệu. Nó là một quá trình doanh nghiệp xây dựng bản sắc với những nét độc đáo riêng để giới thiệu cho công chúng biết. Làm Branding thành công sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật, khác biệt so với những đối thủ khác trên thị trường.

Nói một cách ngắn gọn, Branding là quá trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng một tập hợp những yếu tố như hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc, logo, biểu tượng… nhằm tạo nên nhận thức cho khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp.

Branding là quá trình xây dựng thương hiệu nhằm tăng giá trị cho doanh nghiệp về nhiều khía cạnh

Khi nhắc đến Branding nhiều người thường sẽ hình dung về những project xây dựng thương hiệu lớn, bài bản và chuyên nghiệp, điển hình là những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, trên thực tế Branding không thực sự cao siêu như những gì chúng ta nghĩ. Bản chất của nó chính là hình thành nhận thức về một thương hiệu hoặc hình ảnh cá nhân của một người nào đó. Không riêng những doanh nghiệp lớn, những đơn vị nhỏ lẻ cho đến những người làm công việc cố định như giáo viên, bác sĩ, thợ xây… đều có thể tự Branding cho mình bằng cách định hình thế mạnh của bản thân.

Branding bao gồm những gì?

Trong vị thế là doanh nghiệp, Branding là điều cần thiết giúp công ty của bạn trở nên nổi bật và khác biệt. Để làm được điều này cần có một bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity) để tạo sự đồng bộ và nhất quán.

Bao gồm các yếu tố sau:

Logo

Logo là một trong những yếu tố quan trọng trong bộ nhận diện thương hiệu. Logo được xem là bộ mặt của doanh nghiệp, khi nhìn vào logo khách hàng sẽ biết được đó là thương hiệu nào, làm trong lĩnh vực gì, bán sản phẩm nào, xuất xứ từ đâu…

Trên thị trường có rất nhiều ví dụ điển hình về chủ đề thiết kế logo tạo nhận diện cho thương hiệu. Chẳng hạn như sự đầu tư mạnh tay 2 triệu NDT của thương hiệu Xiaomi, một tập đoàn công nghệ của Trung Quốc chỉ để thiết kế logo. Hay những “ông trùm” công nghệ như Facebook, Google, Amazon… cũng phải thường xuyên cập nhật logo để bắt kịp xu thế hiện đại.

Tại Việt Nam, thương hiệu Viettel cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc tái định dạng thương hiệu và slogan mới phù hợp hơn trong thời đại kiến tạo xã hội số. Hoặc thương hiệu Nokia đã thay đổi hoàn toàn logo nhằm xây dựng thương hiệu lại từ đầu.

Slogan

Slogan là thông điệp ngắn gọn, rõ ràng và súc tích, thể hiện những giá trị đặc trưng của công ty bạn và dễ truyền đạt đến khách hàng. Một slogan phù hợp không chỉ ngắn gọn, dễ hiểu mà còn phải có thể hiện rõ mối liên hệ về mặt cảm xúc.

Kết nối cảm xúc là điều rất quan trọng, bởi những khách hàng tiềm năng, tin tưởng vào thương hiệu của bạn là những người luôn sẵn có nhu cầu với dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp. Một thương hiệu có thể có nhiều slogan tùy theo từng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Hình thái (Form & shape)

Trong bộ nhận diện thương hiệu, nhóm hình thái gồm form & shape là một phần có liên quan đến logo. Nó tập trung nghiên cứu về hình dạng, sắc thái và phong cách của logo sao cho phù hợp với bản sắc thương hiệu.

Chẳng hạn như chọn thiết kế hình thái tam giác, tròn, vuông hay dạng bất đối xứng. Tùy theo phong cách thương hiệu để chọn hình thái phù hợp, đem lại tính cách đặc trưng cho logo nói riêng và thương hiệu nói chung.

Màu sắc

Màu sắc chủ đạo quan trọng không kém so với logo trong quá trình xây dựng thương hiệu. Mỗi màu sắc sẽ có ý nghĩa khác nhau, để chọn ra màu phù hợp với logo và thương hiệu, trước tiên bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của từng màu sắc:

Màu sắc chủ đạo của thương hiệu thể hiện cá tính và truyền tải thông điệp đến nhóm khách hàng mục tiêu
  • Màu đỏ: Thuộc gam màu nóng và được sử dụng phổ biến nhất trong bảng màu. Màu đỏ tương đối nổi bật, dễ thu hút và toát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ.
  • Màu vàng, cam: Không quá nổi bật nhưng vẫn đem lại cảm giác thu hút, tạo sự tươi mới, thân thiện.
  • Màu xanh lá: Những thương hiệu sử dụng màu xanh lá thường có mối liên quan đến thiên nhiên hoặc thân thiện với môi trường.
  • Màu xanh dương: Một nghiên cứu tâm lý học cho thấy, màu xanh dương là tone màu phổ thông, ưa nhìn, tạo cảm giác chân thành và đáng tin cậy.
  • Màu hồng, tím: Khơi gợi sự dễ thương, biểu trưng cho sự sáng tạo, vui vẻ.

Bao bì sản phẩm

Đối với những doanh nghiệp, bất kỳ sản phẩm nào cũng cần phải được đóng gói kỹ càng, bao bì chắc chắn trước khi bán ra thị trường. Do đó, hãy tận dụng điều này để thực hiện chiến dịch xây dựng thương hiệu của bạn. Vì khi nhìn vào sản phẩm, bao bì là thứ thu hút sự chú ý của khách hàng đầu tiên.

Hãy cố gắng hết sức trong việc đầu tư thiết kế bao bì thật chỉn chu, bắt mắt và chuyên nghiệp. Một tips hay chính là thay vì dùng thùng carton và dán nhãn bình thường, bạn có thể in hẳn thông tin doanh nghiệp, logo, slogan của thương hiệu. Điều này vừa thể hiện sự chuyên nghiệp vừa làm Branding cực kỳ tốt.

Danh thiếp (Business card)

Danh thiếp là thứ chứa rất nhiều thông tin về doanh nghiệp, công ty của bạn, được dùng trong rất nhiều trường hợp, nhất là khi giao lưu với đối tác. Chỉ cần tận dụng tốt công cụ này, bằng cách đưa tất cả bộ nhận diện thương hiệu vào sẽ giúp chiến dịch PR và định vị thương hiệu trở nên dễ dàng hơn.

Website

Trên nền tảng Internet, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có một website mang màu sắc, nét độc đáo riêng. Một khi bắt tay vào thiết kế website, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu trang web này sẽ là gương mặt đại diện cho thương hiệu, định vị phong cách và là nơi thể hiện tất cả thông điệp về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Website phải đảm bảo thể hiện đúng màu sắc chủ đạo, slogan và logo để người dùng nhận biết ngay đến thương hiệu cũng như những sản phẩm/ dịch vụ mà họ cung cấp. Do đó, website là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng Branding.

Tại sao việc xây dựng thương hiệu lại quan trọng?

Branding vai trò quan trọng vì những lý do sau đây:

  • Tăng mức nhận diện thương hiệu: Bất kỳ thương hiệu nào cũng đều mong muốn được khách hàng nhớ đến. Để làm được điều này, thương hiệu của bạn cần thực hiện chiến lược branding thương thiệu, giúp thiết lập vị thế trong ngành nghề. Đồng thời, điều này còn giúp công ty của bạn cạnh tranh với các công ty đối thủ cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương tự.
  • Truyền đạt thông điệp rõ ràng: Một thương hiệu uy tín đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp về giá trị sản phẩm, dịch vụ. Truyền đạt thông điệp càng tốt càng đem lại hiệu quả cao về việc thu hút khách mới.
  • Nhắc nhở khách hàng: Việc xây dựng thương hiệu không chỉ hướng đến những khách hàng mới, mà nó còn hỗ trợ tốt trong việc nhắc nhở những khách hàng cũ về những gì mà doanh nghiệp của bạn đang thực hiện, những sản phẩm, dịch vụ chất lượng do công ty bạn cung cấp.

Làm thế nào để Branding một cách hiệu quả?

Kết quả của quá trình xây dựng thương hiệu chính là thương hiệu nổi tiếng cùng các giá trị đi kèm. Trong đó, sự nổi tiếng về thương hiệu chứng tỏ thương hiệu mạnh mẽ, có vị thế trên thị trường. Còn các giá trị có thể là tầm ảnh hưởng đối với khách hàng, giá trị về trong nhận thức. Một khi thương hiệu được xây dựng tốt, nó sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng làm tăng giá trị chung của doanh nghiệp.

10 bước cơ bản để xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả bao gồm:

1. Xác định đối tượng khách hàng

Trước khi nghĩ đến việc phát triển thương hiệu, bạn cần phải xác định đúng nhóm đối tượng mà thương hiệu của bạn muốn hướng tới. Việc này cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu, khi nắm bắt được thông tin về sở thích, gu thẩm mỹ của người dùng, việc xây dựng thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2. Nghiên cứu đối thủ

Thực hiện một cuộc khảo sát để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực, ngành nghề bạn đang kinh doanh. Hãy tìm ra và kết hợp những thế mạnh cũng như tận dụng điểm yếu của đối thủ để khiến thương hiệu của bạn trở nên vượt trội hơn.


Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực để tìm ra những ý tưởng độc đáo cho thương hiệu của bạn

Ngoài những yếu tố về tính chất sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của bạn cũng có thể tập trung khai thác các khía cạnh khác như website, giá cả…Ngoài ra, hoạt động SEO tích cực cũng giúp ích rất nhiều trong việc tăng độ nhận diện thương hiệu. Vừa tăng lưu lượng truy cập web thông qua tìm kiếm tự nhiên vừa cung cấp các ý tưởng, chủ đề tốt bạn cần tập trung. Cũng có thể kết hợp công cụ search từ khóa để xác định những chủ đề đối thủ chưa phát triển để cạnh tranh.

3. Xác định tầm nhìn nhiệm vụ của thương hiệu

Muốn xây dựng thương hiệu hoàn hảo, hãy xây dựng sứ mệnh của công ty một cách rõ ràng. Điều này sẽ giúp mọi hoạt động xây dựng thương hiệu khác trở nên hiệu quả, phù hợp với kế hoạch kinh doanh và những giá trị cốt lõi khác.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sứ mệnh tầm nhìn phần lớn có nhiệm vụ thống nhất nội bộ, không đóng góp quá nhiều vào việc tiếp thị hướng đến nhóm khác hàng mục tiêu. Do đó, hãy xây dựng nó một cách đơn giản nhưng hiệu quả, có cảm xúc, định hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp.

4. Tập trung phát triển cá tính thương hiệu

Cá tính thương hiệu rất quan trọng đối với sự hoạt động của một doanh nghiệp. Đây là thứ cần có chứng minh rằng công ty của bạn có sự khác biệt và thu hút hơn so với những đối thủ khách.

Nên tập trung nghiên cứu xem đối tượng mục tiêu quan tâm đến cá tính nào, từ đó phát triển cá tính thương hiệu theo hướng đó một cách tối ưu hoặc kết hợp với bản sắc vốn có nhằm phát triển cá tính thương hiệu độc đáo.

5. Xây dựng câu chuyện thương hiệu

Những thương hiệu có câu chuyện kinh doanh chân thực chính là chìa khóa tuyệt vời để thu hút khách hàng. Một câu chuyện có ý nghĩa sẽ giúp khách hàng hiểu được lý do tại sao thương hiệu của bạn lại tồn tại một cách mạnh mẽ, tạo lòng tin với khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ có lợi.

6. Chọn tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu rất quan trọng, nên ưu tiên chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, viết tắt hoặc chỉ 1 – 2 từ. Một số thương hiệu lớn dễ nhớ như Facebook, Adidas, Nike, Pepsi…

Hãy đảm bảo rằng tên thương hiệu của bạn không trùng với bất kỳ thương hiệu nào đã có. Việc này dễ khiến thương hiệu của bạn không được nhiều người nhớ tới, tạo cơ hội cho khách hàng tìm đến thương hiệu đối thủ.

7. Chọn slogan

Slogan có giá trị là yếu tố cốt lõi giúp thương hiệu của bạn trở nên đẳng cấp hơn. Không những vậy, nó còn giúp đồng bộ hóa bộ nhận diện thương hiệu trên mọi phương diện. Slogan nên đặt ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, có mối liên kết chặt chẽ với hình thức, sản phẩm kinh doanh của công ty.

8. Thiết kế logo và giao diện thương hiệu

Như đã đề cập ở phần trên, việc thiết kế logo và giao diện thương hiệu là điều rất quan trọng để tạo ấn tượng với khách hàng. Cần lưu ý một vài điều sau:

  • Màu sắc: Tìm hiểu về hiệu ứng tâm lý của từng loại màu sắc để củng cố những gì bạn bạn muốn thương hiệu của mình thể hiện.
  • Font chữ: Chọn font chữ thể hiện được cá tính thương hiệu của bạn, làm tôn lên màu sắc và hình ảnh.
  • Hình ảnh: Hình ảnh đi kèm với logo cũng là một ý tưởng hay. Dựa vào mục tiêu kinh doanh và tiếp thị để chọn hình ảnh cho phù hợp. Chẳng hạn như những biểu tượng hình tròn, vuông, tam giác, hình linh vật (mặt người hoặc động vật), logo dạng trừu tượng, chữ cái lồng ghép vào nhau…
  • Logo dạng kết hợp biểu tượng và chữ cái, hình ảnh để tạo sự độc đáo.

9. Xây dựng website làm nổi bật thương hiệu

Khi đã thiết lập một thương hiệu cho riêng mình, tiếp theo là bước tích hợp nó vào mọi phương diện truyền thông. Website chính thức cần có đầy đủ những đặc điểm về nhận diện thương hiệu.

10. Thay đổi thương hiệu khi cần thiết

Ai cũng biết để xây dựng thương hiệu cũng cần có tính nhất quán. Tuy nhiên, nếu chiến lược branding không hiệu quả, đừng ngần ngại thay đổi thương hiệu sao cho phù hợp để thu hút khách hàng cũ lẫn mới.

3 Công ty thành công về xây dựng thương hiệu

Tại Việt Nam, có không ít những thương hiệu lớn được nhiều người biết đến. Và rất nhiều trong số đó được nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới, có độ nhận diện cao. Dưới đây là 5 cái tên mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được giá trị thương hiệu tương tự trong lĩnh vực kinh doanh:

Vinfast – Thương hiệu xe từ người Việt

Vinfast luôn được giới truyền thông nhắc đến để làm ví dụ về sự thành công của một thương hiệu Việt có độ nhận biết toàn cầu. Thương hiệu này đã có một chiến lược branding cực kỳ thông minh, chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc nghiên cứu thị trường, phát triển các mẫu xe. Đồng thời, chuẩn bị về nhân lực, cơ sở vật chất và chuyển giao công nghệ.

Logo Vinfast mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, được kết hợp từ chữ cái đầu của các cụm “Việt Nam – Phong cách (Ph biến tấu thành F) – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong”. Logo này như một lời khẳng định sự ra đời của Vinfast không chỉ đơn thuần là một công ty ô tô, mà còn là biểu tượng về sự phát triển tiên phong của ngành công nghiệp sản xuất xe hơi tại VN.

Biểu tượng chữ V đại diện cho nhiều ý nghĩa như Việt Nam hoặc Victory (chất lượng, thành công). Thiết kế 2 chữ V đan lồng vào nhau tạo hiệu ứng 3D, tone màu bạc mạnh mẽ. Trước đây, nhận diện thương hiệu Vinfast là màu đỏ (showroom) và xanh lá cây (trạm sạc). Nhưng hiện tại đã được thay đổi và đồng bộ chuyển sang màu xanh Blue trên tất cả các mạng lưới showroom, xưởng dịch vụ.

Viettel – Thương hiệu giá trị tỷ USD

Viettel là thương hiệu lớn và bền vững được biết đến qua câu slogan “Hãy nói theo cách của bạn” với bộ logo màu xanh, cam chủ đạo. Vào ngày 7/2/2021 chính thức cập nhật bộ nhận diện thương hiệu mới với sự thay đổi toàn bộ về logo và slogan.

Viettel có độ nhận diện thương hiệu cao, phủ rộng cả trong và ngoài nước

Biểu tượng mới của Viettel nổi bật với tone đỏ trẻ trung, năng động, hướng tới sự mạnh mẽ và tiên phong của thương hiệu. Slogan tiếng Việt là “Theo cách của bạn” và tiếng Anh là “Your way” thể hiện ý chí tự do, khuyến khích mọi người sáng tạo theo cách riêng của mình.

Vinamilk – Thương hiệu sữa tươi nổi tiếng từ Việt Nam

Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng với lịch sử phát triển suốt 48 năm. Để thành công, Vinamilk đã xác định chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng. Từ 1976 – 2015, 2017 tập trung vào giá trị “Niềm tin Việt Nam”, khẳng định vị thế và chất lượng sản phẩm. Từ 2017 đến nay, tập trung vào sứ mệnh “Vươn cao Việt Nam”, đem lại giải pháp dinh dưỡng cho người Việt và vươn tầm thế giới.

Vinamilk là ví dụ điển hình trong việc tái định vị thương hiệu, thay đổi để thành công. Từ thiết kế logo, màu sắc chủ đạo … hướng tới sự đơn giản nhưng nổi bật nhờ sử dụng hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Điều này giúp thương hiệu trở nên khác biệt, dễ thu hút sự chú ý của khách hàng, nhất là tại những điểm bày bán sản phẩm.

Có thể nói rằng, để một doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển dài hạn đều cần phải nỗ lực trong việc xây dựng định vị thương hiệu. Doanh nghiệp càng lớn, quá trình branding càng khó khăn, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Do đó, hãy tập trung khai thác những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và xây dựng một lộ trình chi tiết khi thực hiện để đạt thành công trong lĩnh vực.

Tải xuống tài liệu tham khảo:

( Vui lòng nhập tên, email của bạn, Right Media sẽ gửi tài liệu tham khảo cho bạn qua email.)