Như bạn đọc đã biết, Mỹ đã và đang liên tục có sự điều chỉnh chính sách thuế quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp nước ta có nguy cơ đứng trước nhiều áp lực, nhất là về mặt chi phí và vấn đề pháp lý. Liệu có giải pháp nào tối ưu cho doanh nghiệp?
Những khó khăn của doanh nghiệp tại Việt Nam với thuế quan mới của Mỹ
Việc thay đổi chính sách thuế quan của Mỹ giáng một đòn nặng nề lên các doanh nghiệp có mối quan hệ xuất nhập khẩu với nước này. Đặc biệt là Trung Quốc, nước chịu mức thuế cao ngất ngưởng. Tuy nhiên điều này cũng vô hình chung gây ra một làn sóng áp lực lên các nước khác, và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Những khó khăn mà doanh nghiệp nước ta phải đối mặt trước mức thuế mới của Mỹ có thể kể đến như:
- Chi phí xuất khẩu tăng – sức cạnh tranh giảm
Đây là một trong những nỗi lo mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt. Mức chi phí sản xuất hàng hoá trong nước sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự thay đổi của chính quyền Mỹ về thuế quan. Khi đó, thành phẩm sẽ có giá cao hơn bình thường, điều này sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho doanh nghiệp.
Nhất là tình trạng giảm sức cạnh tranh hàng hoá của nước ta với các nước khác có FTA với Mỹ hay những quốc gia được đặc cách miễn thuế quan. Những mặt hàng nguy cơ cao chịu ảnh hưởng là những mặt hàng có tính cạnh tranh giá thành, bao gồm ngành dệt may, da giày hoặc linh kiện điện tử,…
- Tăng nguy cơ bị Mỹ nghi ngờ là nơi trung chuyển hàng hoá
Việc nằm gần “anh hàng xóm” Trung Quốc mang lại cho nước ta nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tuy nhiên cũng khiến Việt Nam chịu nhiều “thị phi”. Đặc biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị Mỹ điều tra về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Bởi, chính quyền Mỹ có thể nghi ngờ việc Trung Quốc đưa hàng hoá sang nước trung gian để nhập khẩu vào Mỹ nhằm giảm thuế.
Do đó, hàng hoá nước ta sẽ bị kiểm tra chặt chẽ hơn. Không những thế, doanh nghiệp Việt còn có khả năng đứng trước rủi ro phải nộp thuế chống lẩn tránh thương mại. Chắc chắn điều này sẽ gây ra một thiệt hại chi phí lớn.
- Chuỗi cung ứng thay đổi và có sự điều chỉnh
Để hạn chế tốt nhất nguy cơ trước sức ép của mức thuế mới của Mỹ, doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải đưa ra các cải cách mới, đặc biệt là về chuỗi cung ứng. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, giảm rủi ro bị đánh thuế chống lẩn tránh thương mại.
Tuy đã có giải pháp, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ “sức” để thực hiện. Bởi, để thay đổi chuỗi cung ứng doanh nghiệp cần phải có nguồn lực vững, công nghệ và hệ sinh thái phụ trợ. Trong khi đó, hiện tại nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc như linh kiện điện tử vẫn là nguồn chính của nước ta. Mỹ có thể sẽ áp mức thuế cao hơn khi hàng hoá của doanh nghiệp Việt có sử dụng linh kiện từ Trung Quốc.
- Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn trong việc mở rộng
Doanh nghiệp có thể phải tìm hướng đi mới nhằm giảm chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh Mỹ tăng mức thuế quan. Mặc dù vậy, việc tiếp cận và phát triển thị trường mới không phải là một điều dễ dàng.
Bởi, doanh nghiệp lúc bấy giờ cũng phải đắn đo về mặt văn hoá tiêu dùng của quốc gia đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật để nhập khẩu, và cũng không tránh khỏi những rào cản phi thuế quan. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ muốn xúc tiến thương mại quốc tế.
- Các rủi ro về dòng tiền và hoạt động sản xuất
Đơn hàng quốc tế có thể sụt giảm trong bối cảnh hiện tại. Số lượng hàng tồn có thể tăng nhanh trong khi mức chi phí sản xuất lại vượt bậc so với giai đoạn trước đó. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát được dòng tiền có thể rơi vào tình trạng mất cân đối, thậm chí là phá sản.
Đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động theo hình thức chính là gia công, vốn không vững có thể sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi thị trường thay đổi. Doanh nghiệp sẽ phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải tiến bộ máy sản xuất, nâng cấp kỹ thuật hoặc tăng tiến thương mại hoá để có thể duy trì sự tồn tại trong thời gian sắp tới.
Các ngành sản xuất tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế quan Mỹ
Hoạt động sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng trước mức thuế quan mới của Mỹ. Vậy những ngành sản xuất nào của Việt Nam đứng trước nguy cơ cao nhất? Cùng điểm qua những ngành sản xuất chủ lực của nước ta khả năng cao nằm trong danh sách này:
- Ngành công nghệ và điện tử: Nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên như đã đề cập bên trên, nguồn cung linh kiện và nguyên liệu vẫn từ nguồn Trung Quốc là chính. Điều này sẽ tăng áp lực thuế lên hàng hoá của nước ta, đặc biệt còn có nguy cơ bị thị trường Mỹ từ chối nhập khẩu.
- Ngành chế biến gỗ và nội thất: Nhiều doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu gỗ từ Trung Quốc hoặc là đầu mối trung gian lấy thành phẩm của nước này và bán sang các nước khác. Mỹ có thể sẽ áp thuế chống bán phá giá lên các mặt hàng đến từ Việt Nam.
- Ngành máy móc và thiết bị cơ khí: Nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ phải chịu sự điều tra nguồn gốc khắt khe bởi Mỹ để tránh việc Trung Quốc “tuồn” hàng cho bên thứ 3 nhập khẩu để giảm thuế.
- Ngành dệt may và da giày: Đây là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Trước sức ép của thuế quan Mỹ, ngành này có thể phải chịu rủi ro về mặt chi phí nhập nguyên vật liệu và nhiều rào cản thương mại trong quá trình xuất khẩu. Để duy trì chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể sẽ phải điều chỉnh quy trình sản xuất.
7 giải pháp thực tiễn và khả thi giúp doanh nghiệp thoát khó thuế quan
Để giảm những rủi ro trước mức thuế quan Mỹ có sự thay đổi, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đưa ra những chiến lược cụ thể nhằm thích ứng càng sớm càng tốt. Một trong những giải pháp có tính khả thi cao lúc này kể đến như:
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Không phụ thuộc vào thị trường Mỹ để tránh những biến động lớn trong chính sách của nước này lên nước ta. Mặc dù đây là “mảnh đất” màu mỡ cho doanh nghiệp, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro doanh nghiệp nên tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhất là đối với những khu vực có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ giúp phân tán rủi ro thuế quan. Chẳng hạn như các nước EU, Nhật Bản, Hàn, Úc, các nước Trung Đông, Châu Phi,… Việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu còn giúp nhiều doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm
Trên thực tế còn rất nhiều mặt hàng không phải chịu tác động quá lớn từ mức thế quan mới của Mỹ. Vì thế, doanh nghiệp có thể chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, tái định hướng chiến lược xuất khẩu, tập trung vào những dòng sản phẩm “an toàn”, ít bị đánh thuế, hướng tới phục vụ những phân khúc thị trường ngách.
Gia công tại nước thứ ba (Third-country processing)
Nhiều doanh nghiệp hiện đang áp dụng giải pháp này nhằm duy trì hoạt động xuất nhập khẩu trước mức thuế quan cao. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ di chuyển một phần công đoạn sản xuất sang một bên thứ ba. Các quốc gia này sẽ đảm nhận những công đoạn đó và nhập khẩu thành phẩm vào Mỹ với mức thuế ưu đãi hơn.
Một số nước như Mexico, Ấn Độ, Indonesia, Mỹ Latinh,… thường là những quốc gia được doanh nghiệp chọn để gia công hàng hoá. Cách này sẽ giúp mở rộng phạm vi khách hàng cho doanh nghiệp, đồng thời giảm rủi ro bị áp thuế chống lẩn tránh từ Mỹ.
Tăng cường hợp tác FDI hoặc liên doanh Mỹ
Ngoài những giải pháp kể trên, trước tình trạng thuế quan Mỹ gia tăng, các doanh nghiệp Việt có thể phát triển liên doanh với đối tác Mỹ, hoặc tích cực nhận đầu từ từ các tập đoàn nước ngoài. Cách này sẽ giúp nâng cao niềm tin đối với thị trường Mỹ, phát triển tiềm năng phân phối toàn cầu, đa dạng nguồn lực và công nghệ.
Làm việc với Bộ Công Thương và các hiệp hội
Nhằm giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp không nên hành động một cách riêng lẻ mà cần làm việc với Bộ Công Thương Việt Nam và các Tham tán Thương mại, hiệp hội ngành hàng để nắm được thông tin chuẩn xác nhất. Đặc biệt đối với các vấn đề về pháp lý, sự hỗ trợ xử lý vụ việc phòng vệ thương mại, và hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ.
Tái cấu trúc doanh nghiệp & số hóa
Không coi tình trạng hiện tại của thị trường là ngõ cụt mà cần xem nó là cơ hội để doanh nghiệp tái cấu trúc bộ máy, quy trình sản xuất cũng như hoạt động quản trị và số hoá thương mại. Theo đó, để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ, doanh nghiệp cần áp dụng ERP, quản lý chuỗi cung ứng thông minh, rà soát nguồn gốc và chuẩn bị các giấy tờ chứng thực minh bạch.
Truyền thông quốc tế & video doanh nghiệp
Ngoài những giải pháp kể trên, để thúc đẩy hoạt động sản xuất, hoà nhập thị trường thế giới hiệu quả, ít rủi ro, doanh nghiệp còn cần kiểm soát hình ảnh, nâng tầm thương hiệu thông qua chiến lược truyền thông bền vững. Dưới đây là giải pháp truyền thông quốc tế và video doanh nghiệp:
- Profile Video / Corporate FilM
Song song với sản xuất video tiếng Việt, doanh nghiệp nên lòng ghép chú thích bằng tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ tại thị trường mục tiêu) để các đối tác nước ngoài dễ dàng cập nhật. Đây cũng là giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp thể hiện được năng lực sản xuất, củng cố niềm tin và kêu gọi đầu tư từ các nước trên thế giới.
Right Media sẽ hỗ trợ bạn trong việc xây dựng kịch bản, lên ý tưởng và thực hiện video doanh nghiệp, phim doanh nghiệp,… song ngữ, đa ngôn ngữ dựa trên nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo video đạt chuẩn quốc tế với hình ảnh đẹp mắt, âm thanh chất lượng, kết hợp nhiều kỹ xảo hấp dẫn,… tăng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới.
- Tài liệu giới thiệu (Company Profile PDF / Catalogue)
Sử dụng tài liệu giới thiệu có định dạng quốc tế với thiết kế chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng về thông tin sản xuất, sản phẩm, giấy chứng nhận, khối lượng khách hàng, dự án,… Cách này sẽ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, đặc biệt là khi bạn muốn tiếp cận các nhà nhập khẩu Mỹ.
- Landing Page tiếng bản địa hoặc website đa ngôn ngữ
Website có phiên âm đa thứ tiếng sẽ giúp người dùng quốc tế dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể tăng trưởng nguồn vốn, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Đây là giải pháp dễ thực hiện mà doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng để nâng cao cơ hội hoà nhập thị trường lớn.
- Bộ hình ảnh chuyên nghiệp
Tạo ra bộ ảnh chuyên nghiệp thể hiện quy mô của nhà máy, dây chuyền sản xuất, sản phẩm và đội ngũ nhân sự,… sẽ giúp khách nước ngoài tin tưởng doanh nghiệp của bạn. Do đó, để xây dựng niềm tin bền vững với khách trong và ngoài nước, doanh nghiệp nên đầu tư mặt hình ảnh bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, chụp dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
- Storytelling thương hiệu
Kể về hành trình thương hiệu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến thay vì chỉ tập trung vào những hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, được đánh giá cao trong quá trình lựa chọn đối tác của thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và các nước Châu Âu.
Tóm lại, sự thay đổi về thuế quan Mỹ là thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt, tuy nhiên nó cũng là cơ hội cho những chuyển đổi đột phá mới. Thay vì giữ những hoạt động xuất nhập khẩu như các năm trước, đứng trước sự cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường, tăng tốc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và có sự đầu tư hơn. Chủ động thay đổi hôm nay chính là cách doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế thế giới ngày mai.