Dựng phim là bước quan trọng trong quá trình sản xuất. Người dựng phim phải là người nắm được nội dung cốt lõi của video cần dựng, có tính thẩm mỹ và sáng tạo cao, đảm bảo sao cho video sản xuất ra khơi gợi được cảm xúc và truyền tải được thông điệp đến với người xem.
Dựng phim là gì?
Như đã đề cập bên trên, dựng phim là một bước cực kỳ quan trọng trong các giai đoạn làm phim. Nó nằm trong giai đoạn hậu kỳ (giai đoạn diễn ra sau khi đã kết thúc quá trình quay phim). Lúc này người dựng phim sẽ xử lý và chỉnh sửa, hoàn thiện hầu như là toàn bộ sản phẩm trước khi phát hành, công chiếu rộng rãi đến khán giả.
Dựng phim không chỉ là cắt ghép các cảnh quay lại với nhau mà nó còn là nghệ thuật kể chuyện của người làm phim. Sao cho, bộ phim, video hoàn thiện phải mang cảm xúc, nhịp điệu và mạch phim liền mạch, khán giả khi xem nắm bắt được thông điệp chính. Một số công việc của người dựng phim như:
- Lựa chọn và sắp xếp cảnh quay: Kiểm tra các cảnh quay thô, lựa chọn và sắp xếp sao cho được thước phim có thứ tự logic.
- Cắt ghép và chỉnh sửa video: Thực hiện các công việc như cắt ghép đoạn phim bằng các phần mềm chuyên dụng, tạo nhịp điệu phù hợp với từng thể loại phim. Chỉnh sửa hình ảnh, điều chỉnh ánh sáng, màu sắc,… cải thiện tình trạng mờ, rung lắc hoặc màu sắc video không đồng điều.
- Đồng bộ và chỉnh sửa âm thanh: Tiến hành đồng bộ âm thanh với phần hình ảnh, xử lý âm thanh để có chất lượng tốt nhất, tránh tình trạng chênh lệch âm thanh khi cắt ghép từng đoạn video.
- Thêm hiệu ứng và đồ họa: Sử dụng hiệu ứng hình ảnh phù hợp, kết hợp với đồ họa và văn bản tương ứng với từng đoạn.
- Tiếp nhận và chỉnh sửa theo phản hồi: Phối hợp với đội ngũ sản xuất, đặc biệt là đạo diễn để điều chỉnh video cho phù hợp.
- Xuất bản và lưu trữ: Xuất video hoàn chỉnh, lưu trữ dữ liệu sau khi xuất để sử dụng khi cần.
Sự phát triển trong kỹ thuật dựng phim
Ngành dựng phim ra đời vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Lúc này con người bắt đầu khám phá nhiều góc nhìn mới về cách kể chuyện, họ bắt đầu đưa hình ảnh vào để giúp câu chuyện trở nên chân thực và sinh động hơn. Ban đầu, dựng phim chỉ là cách họ cắt và ghép nối các đoạn phim vật lý vào nhau, sau đó dần tiến bộ hơn khi các công nghệ mới ra đời giúp ngành ngày càng phát triển.
Sự ra đời của ngành dựng phim có vai trò quan trọng
D.W. Griffith được coi là người đã đặt nền móng cho nghệ thuật dựng phim hiện đại. Ông là đạo diễn nổi tiếng của bộ phim “The Birth of Nation” ra mắt vào năm 1915. Những kỹ thuật mà vị đạo diễn này sử dụng lúc bấy giờ có thể kể đến như Close-up (Cận cảnh) để nhấn mạnh cảm xúc, kỹ thuật Parallel Editing (Dựng song song) để kể song song 2 câu chuyện và Montage (Tăng tốc dựng cảnh) nhằm tạo kịch tính và cảm xúc cao trào cho bộ phim.
Về phần công nghệ dựng cũng được phát triển qua từng giai đoạn, thời kỳ. Theo đó, với kỹ thuật dựng phim mới, phần âm thanh bắt đầu xuất hiện từ 1920 giúp cho bộ phim thu hút khán giả. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra thách thức cho người dựng, bởi sẽ đòi hỏi nhiều kỹ thuật phát tạp hơn do phải đồng bộ hình ảnh và âm thanh sao cho phù hợp, tương thích nhất.
Cho đến năm 1980, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã dần giúp cho kỹ thuật dựng phim phát triển lên tầm cao mới. Người dựng lượt bỏ được những công việc thủ công, thay thế bằng những công cụ hữu ích khác. Chẳng hạn như năm 1989 phát triển phần mềm có tên là Avid Media Composer cho phép người dựng có thể chỉnh sửa linh hoạt mà không ảnh hưởng bản gốc.
Vai trò của ngành dựng phim trong thời đại mới
Ngày nay, dựng phim không chỉ đơn thuần là cắt ghép mà là một quá trình cầu kỳ với nhiều thao tác phức tạp, được trợ giúp của các công cụ làm phim chuyên dụng. Tuy nhiên người dựng phim cũng phải là người có đầu óc sáng tạo, logic để tạo ra thước phim có cảm xúc, cuốn hút người xem.
Người đảm nhận vị trí dựng phim sẽ là người “thổi hồn” vào sản phẩm, kể câu chuyện bằng hình ảnh, giúp tạo nên sức sống cho từng thước phim. Nhờ sự phát triển của ngành dựng phim, hiện nay chúng ta đã được thưởng thức hàng loạt bộ phim bom tấn.
Ngoài đóng vai trò quan trọng đối với ngành điện ảnh, dựng phim còn mang lại nhiều ích lợi cho lĩnh vực truyền thông, marketing, giáo dục, giải trí,… cụ thể:
- Tăng khả năng truyền tải thông điệp và giá trị cốt lõi của câu chuyện, cá nhân hóa trải nghiệm cho khán giả.
- Tạo ra nhiều giá trị thương mại trong ngành truyền thông và quảng cáo. Chẳng hạn đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của nhiều TVC, Phim doanh nghiệp, video quảng cáo. Tạo ra hàng loạt video viral trên các nền tảng mạng xã hội nhờ kỹ năng dựng phim sáng tạo.
- Hỗ trợ cho công tác dạy học trực tuyến, tăng tỷ lệ tương tác của học sinh, mang đến những tải nghiệm học tập thú vị.
- Thúc đẩy ngành giải trí ngày càng phát triển, dễ nhận thấy như sự ra đời của nhiều nội dung streaming, trò chơi điện tử,…
- Góp phần hỗ trợ người sáng tạo nội dung, những người làm trong ngành truyền thông. Bằng cách đa dạng hóa nội dung cá nhân, tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội dung phong phú.
- Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và sáng tạo. Các ứng dụng Al ra đời giúp dựng phim trở nên đơn giản hơn, đồng thời phát triển các kỹ xảo mới giúp phim hấp dẫn, lôi cuốn khán giả.
Dựng phim trong thời đại hiện đại không chỉ là công cụ giúp sản xuất video mà còn mang lại nhiều giá trị cho các lĩnh vực khác. Trong bối cảnh công nghệ và sáng tạo không ngừng phát triển như hiện nay, dựng phim tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc định hình cách con người giao tiếp, học hỏi và giải trí.
Right Media có đội ngũ hậu kỹ dày dặn kinh nghiệm
Khám phá quy trình dựng phim cho người mới
Người mới bắt đầu với ngành dựng phim cần học từ những bước căn bản nhất cho đến thực hành. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những bước cơ bản dễ hiểu nhất để giúp bạn khám phá công việc thú vị này:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi dựng phim:
- Nắm rõ ý tưởng và kịch bản phim: Người dựng phim cũng cần xem kịch bản nhiều lần, thảo luận với biên kịch, người lên ý tưởng để biết mạch phim hoặc video.
- Tìm hiểu và thu thập tư liệu cần thiết: Chuẩn bị các cảnh quay thô, lựa chọn phần hình ảnh, âm thanh, nhạc nền sao cho phù hợp. Hiệu ứng âm thanh thêm vào các cảnh tương ứng, cùng với các tư liệu cần thiết khác.
- Cài đặt phần mềm dựng phim: Tùy vào khả năng lựa chọn phần mềm phù hợp. Các công cụ thường được dùng cho người mới như iMovie, Capcut, Filmora. Chuyên nghiệp hơn sẽ có Adole Premiere Pro, DaVinci Resolve, Final Cut Pro.
Bước 2: Nhập dữ liệu và sắp xếp:
- Nhập cảnh quay: Mở phần mềm đưa các phần quay thô vào thư viện, sắp xếp file theo thứ tự logic để tiện cho việc mở và edit video.
- Tạo timeline: Bắt đầu chỉnh sửa video bằng cách đưa toàn bộ cảnh quay cần thiết vào một dự án riêng, kéo chúng xuống timeline.
Bước 3: Dựng thô (Rough Cut):
- Chọn và cắt cảnh quay: Lựa chọn cảnh quay, xem đoạn footage, sử dụng cảnh quay phù hợp nhất, cảnh có giá trị. Thực hiện cắt ghép, loại bỏ những phần không cần thiết.
- Sắp xếp: Đặt những cảnh quay tương ứng vào thành một chuỗi, tạo ra mạch chuyện logic, phù hợp với ý đồ, sáng tạo sao cho thu hút, hấp dẫn người xem nhất. Sử dụng các đoạn chuyển cảnh đơn giản, nối các đoạn video thành thước phim mượt mà.
Bước 4: Dựng phim chi tiết (Fine Cut):
- Chỉnh sửa hình ảnh: Độ sáng được điều chỉnh, đồng thời độ tương phản và màu sắc video cũng được cân chỉnh sao cho đảm bảo thước phim có hình ảnh và màu sắc đồng nhất, hài hòa. Một vài lỗi hình ảnh sẽ được khắc phục hoặc loại bỏ như tình trạng rung lắc, ánh sáng không đều.
- Đồng bộ và chỉnh sửa âm thanh: Thực hiện các công việc đồng bộ âm thanh với hình ảnh, điều chỉnh âm lượng phù hợp, các tạp âm cần được loại bỏ. Để phim thêm hấp dẫn cần chèn nhạc nền hoặc các hiệu ứng âm thanh phù hợp.
- Thêm văn bản và đồ họa: Thêm tiêu đề và chú thích cho phim, các hiệu ứng đồ họa cũng được thêm vào nếu cần thiết. Ưu tiên sử dụng phông chữ và có màu sắc phù hợp với màu sắc chung của phim.
Bước 5: Thêm hiệu ứng và hoàn thiện:
- Chèn hiệu ứng: Hiệu ứng chuyển cảnh phức tạp, hiệu ứng slow motion, kỹ xảo đơn giản,…
- Kiểm tra và xuất: Kiểm tra tổng thể, điều chỉnh các lỗi sai sót nhỏ nếu có, các phần chưa hoàn thiện sẽ được khắc phục trước khi xuất video. Đảm bảo chất lượng video, độ phân giải, tỷ lệ khung hình phù hợp với nền tảng phát sóng.
Bước 6: Thực hành và hoàn thiện kỹ năng:
Người mới bắt đầu vào ngành dựng phim đòi hỏi sự kiên trì, tìm tòi ham học hỏi. Nên bắt đầu bằng những dự án đơn giản, các sản phẩm cá nhân thực hiện để tay nghề càng ngày càng cao. Bạn có thể tham khảo các khóa học dựng phim để có thêm các kiến thức hữu ích khác.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc đã nắm được các thông tin chính về dựng phim và các bước cơ bản cho người mới bắt đầu. Đây là công việc quan trọng trong quá trình sản xuất video, phim. Người thực hiện cần nắm kiến thức và thực hành thường xuyên để có được các tác phẩm hấp dẫn.