Search
Close this search box.

Mục lục

Việc tận dụng và triển khai Influencer Marketing một cách phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao cho chiến dịch marketing sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, tăng nhận diện thương hiệu và tạo lòng tin với khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số một cách dễ dàng. 

Influencer và Influencer Marketing là gì?

Hiểu rõ Influencer và Influencer Marketing là bước cơ bản đầu tiên để bạn thực hiện một chiến dịch marketing thành công.

Influencer là nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của chiến dịch marketing

Influencer là gì?

Influencer là những cá nhân có lượng người theo dõi lớn hoặc nhận được sự quan tâm, tương tác cao trên mạng xã hội như Facebook, Instargram, Youtube, TikTok… Họ có sức ảnh hưởng đáng kể trong một ngành cụ thể như thời trang, làm đẹp, du lịch, thể thao, ẩm thực… hoặc bất kỳ lĩnh vực nào khác. Họ làm công việc sáng tạo nội dung xoay quanh lĩnh vực thế mạnh của mình và chia sẻ nó đến những người theo dõi có cùng mối quan tâm.

Đặc biệt, Influencer có khả năng tác động đến suy nghĩ, hành vi và quyết định mua hàng của người khác nhờ vào kiến thức chuyên môn, sự uy tín hoặc mối quan hệ giữa họ với nhóm khách hàng mục tiêu của nhãn hàng, thương hiệu.

Influencer Marketing là gì?

Về bản chất, Influencer Marketing là sự hợp tác giữa thương hiệu với một Influencer Marketing nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Khác với các quảng cáo truyền thống, việc hợp tác giữa Influencer và nhãn hàng đem lại hiệu quả nhanh chóng, kết quả rõ ràng dễ dàng đo lường được thông qua nhiều nền tảng.

Thay vì doanh nghiệp phải tự quảng cáo, họ sẽ deal chi phí với Influencer phù hợp và nhờ họ sử dụng sức ảnh hưởng của mình để truyền tải thông điệp của sản phẩm, dịch vụ đến khán giả. Đây là hình thức cực kỳ hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả đôi bên.

Vai trò của các Influencer trong chiến dịch Marketing

Sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông mạng xã hội khiến cho Influencer ngày càng trở nên phổ biến. Vậy vai trò của các Influencer là gì trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp?

Chiến dịch Influencer marketing đem lại nhiều lợi ích tích cực cho cả doanh nghiệp lẫn Influencer
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Việc hợp tác giữa doanh nghiệp và Influencer uy tín chính là cách đơn giản nhất để cải thiện mức nhận diện thương hiệu. Bằng cách tận dụng Influencers có số followers cao, phù hợp với đối tượng mục tiêu của thương hiệu, tiếp cận với số lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Tạo lòng tin với khách hàng: Influencers càng có lượng followers nhiều chứng tỏ mức độ uy tín càng cao. Đặc biệt, Influencers là người hiểu rõ fans nhất, biết họ muốn gì và dựa vào đó để chọn lựa giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bằng cách này, nhãn hàng, thương hiệu hợp tác với Influencers cũng sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu lòng tin của khách hàng.
  • Cải thiện chỉ số ROI: ROI – Return On Investment là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu trên tổng chi phí đầu tư. Hoặc hiểu đơn giản đây là kết quả doanh nghiệp thu đư ợc khi đo hiệu suất lợi nhận khi đầu tư. Khi chọn đầu tư vào các Influencers marketing có thể giúp cải thiện chỉ số ROI này theo hướng tăng, nhờ tận dụng độ uy tín của Influencers thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.

Phân loại các dạng Influencer tại thị trường Việt Nam

Tùy theo từng chiến dịch marketing đòi hỏi những yêu cầu gì, muốn trao đi giá trị hay thông điệp ra sao mà thương hiệu sẽ có những tiêu chí để chọn lựa Influencer phù hợp.

Tại thị trường Việt Nam, có rất nhiều hình thức Influencer mà doanh nghiệp cần nắm rõ trước khi đưa ra quyết định chọn lựa.

Phân loại theo lượng người theo dõi

  • Mega-Influencers: Chỉ những Influencer có lượng người theo dõi ở mức rất cao, thường là trên 1 triệu followers. Họ thường là ngôi sao nổi tiếng trong giới giải trí, diễn viên, người mẫu, ca sĩ… Nhóm Mega-Influencers thường sẽ hợp tác với những thương hiệu lớn, bởi chi phí hợp tác cho chiến dịch Influencer Marketing rất cao.
  • Macro-Influencers: Với mức followers dao động từ 400.000 – 1 triệu người trở lên, họ sở hữu lượng fans đủ để hợp tác với những nhãn hàng từ vừa đến cao, bởi chi phí hợp tác thường không cao như nhóm mega. Hiệu quả đem đạt được cũng sẽ rất khả quan bởi nhóm này có khả năng tác động và ảnh hưởng khá lớn đến người dùng mạng xã hội.
  • Micro-Influencers: Là nhóm Influencer có lượng người theo dõi từ 1.000 – 40.000 người. Nhóm Influencer này phù hợp với những nhãn hàng, doanh nghiệp nhỏ muốn PR sản phẩm, dịch vụ. Chi phí bỏ ra không quá cao nhưng hiệu quả đạt được cũng rất rốt.
  • Nano-Influencers: Với số lượng người theo dõi < 1.000 người, nhóm Influencer này có tầm ảnh hưởng không quá lớn. Tuy nhiên, trong phạm vi lĩnh vực mà họ truyền đạt có thể phù hợp với nhiều nhãn hàng, doanh nghiệp có cùng mục đích.

Phân loại theo tầm ảnh hưởng

  • Người nổi tiếng: Là những ngôi sao giải trí, diễn viên, ca sĩ có lượng fans hâm mộ hùng hậu. Họ có tầm ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đổi lại nhãn hàng phải trả cho họ mức chi phí rất cao.
  • Người có chuyên môn: Là những người có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó như giám đốc, CEO, nhà báo, marketer… Với chuyên môn sẵn có, họ nhận được lượng lớn người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Thường xuyên đưa ra những nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm hoặc truyền cảm hứng cho những người làm cùng nghề.

Phân loại theo nội dung hoạt động

  • Blog: Những người sử dụng blog được gọi là blogger, nội dung họ sáng tạo ra thường là nội dung chữ, được đăng tải trên các nền tảng MXH hoặc WordPress. Bằng cách sử dụng ngôn từ, họ truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, trao đi những giá trị tốt đẹp, tác động đến suy nghĩ và hành vi của những người theo dõi.
  • Youtube: Nội dung video trên youtube thường khá dài, nên những Influencer sáng tạo nội dung cho youtube phải bỏ rất nhiều thời gian và công sức, đầu tư cả về hình ảnh, âm thanh. Đổi lại họ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ những người đăng ký kênh.
  • Social media: Hiện nay có nhiều ứng dụng social media được nhiều người sử dụng như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter… Những Influencer nổi lên từ các nền tảng này đều có sức hút rất lớn, có lượng người theo dõi cao, sản xuất nội dung chất lượng, thu hút người xem.

4 Tiêu chí đánh giá Influencer Marketing

Để đánh giá mức độ hiệu quả của một chiến lược influencer marketing, doanh nghiệp cần đánh giá và xem xét một cách khách quan dựa trên các tiêu chí sau:

Độ phủ (Reach)

Chỉ số này rất quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ tiềm năng của Influencers và cân nhắc đến khả năng hợp tác. Tiêu chí này được đánh giá thông qua phạm vi, quy mô ảnh hưởng của Influencers, đo lường thông qua lượt số lượng người theo dõi kênh hoặc fanpage, số lượt xem, lượt like và share.

Influencers có các chỉ số này càng cao càng có khả năng tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng càng lớn. Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá tới yếu tố chất lượng khách hàng tiềm năng có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Mức độ liên quan (Relevance)

Mức độ liên quan được thể hiện thông qua sự phù hợp giữa Influencers và lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt hơn, kiến thức, chuyên môn, phong cách sống… của Influencers phải phù hợp với giá trị của thương hiệu.

Khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi hành vi người theo dõi (Resonance)

Lượng tương tác cao chỉ là một phần, Influencers phải có tầm ảnh hưởng và khả năng thay đổi suy nghĩ, hành vi của người theo dõi. Có như vậy thì khi hợp tác với thương hiệu mới đem lại hiệu quả cao.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sản xuất nội dung, truyền tải thông điệp, giá trị đến người theo dõi. Và khi hợp tác Influencers marketing, doanh nghiệo có thể theo dõi, đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả thông qua mức độ tương tác, phản hồi, bình luận, yêu thích, chia sẻ…

Chỉ số cảm xúc (Sentiment)

Hiểu một cách đơn giản thì đây là phản ứng của cộng đồng đối với nội dung mà Influencers đem đến cho công chúng nhằm giới thiệu về một nhãn hàng, thương hiệu nào đó. Thông thường, những chiến dịch Influencers marketing được xem là thành công khi tạo được làn sóng phản hồi tích cực, đánh giá tốt hoặc đồng tình của followers.

Đối với thương hiệu, chỉ cần theo dõi và đánh giá chỉ số sentiment là điều cần thiết để có thể nắm bắt kịp thời insight khách hàng. Qua đó điều chỉnh nhanh chóng những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót trong chiến dịch marketing.

5 Xu hướng Influencer Marketing hiệu quả trong năm 2024

Theo khảo sát của Tâp đoàn truyền thông Ogilvy, dự đoán có 7 xu hướng Influencers marketing độc đáo được đánh giá cao, có khả năng thay đổi và tái định hình ngành quảng cáo trong năm 2024 và 2025 sắp tới.

Influencer AI

Influencer AI là những cá nhân được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo AI, có khả năng sáng tạo nhiều nội dung hấp dẫn, tương tác với người xem và đem lại lợi ích có giá trị cho thương hiệu. Có thể kể đến như các hiện tượng Influencer AI đình đám như Shudu Gram hay Lil Miquela… đã thu hút hàng triệu followers và lượng tương tác khủng.

Influencer AI là một trong những xu hướng marketing mới sở hữu nhiều thế mạnh về sáng tạo nội dung

So với người thật, Influencer AI sở hữu nhiều thế mạnh như:

  • Sáng tạo nội dung mới lạ, không trùng lặp, đánh trúng tâm lý người xem;
  • Có khả năng sáng tạo và sản xuất nội dung liên tục, không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian;
  • Phù hợp với tính chất của bất kỳ ngành nghề nào từ thời trang, giải trí, làm đẹp…;

Xu hướng nội dung về các vấn đề trong xã hội

Nếu như trước đây nội dung marketing có phần cá nhân hóa, thì ở hiện tại và trong tương lai, Influencer marketing sẽ có phần chuyển hướng sang các vấn đề về xã hội như môi trường, bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, học đường… Và khi các thương hiệu hợp tác với Influencers cũng sẽ hướng đến những giá trị này.

Việc này đem lại rất nhiều lợi ích như tạo dựng uy tín từ chính trách nhiệm với cộng đồng, thu hút sự tin tưởng và trung thành của khách hàng. Đem lại lợi ích lâu dài giúp thương hiệu phát triển bền vững.

Influencers nhóm

Trên những nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube, Instagram… có không ít những nhóm Influencers hoạt động nổi bật. Đây được xem là xu hướng mới khi các cá nhân Influencer cùng cộng tác với nhau, định hình phong cách và sản xuất nội dung hấp dẫn trong cùng lĩnh vực.

Và 2024 chính là một năm phát triển mạnh mẽ của xu hướng Influencers marketing này. Khi rất nhiều nhãn hàng hợp tác với nhóm Influencers để tăng hiệu quả truyền thông, giúp thu hút đa dạng các nhóm đối tượng khán giả, bằng cách tận dụng sức ảnh hưởng của nhiều Influencers cùng lúc.

Kid Influencer

Kid Influencers (những đứa trẻ nổi tiếng trên MXH) đang dần trở thành xu hướng chiếm sóng, thu hút lượng lớn người quan tâm. Do đó, nó đang dần trở thành một hình thức hiệu quả không thể bỏ qua trong chiến dịch Influencer marketing. Không chỉ mang đến những nội dung chân thực thu hút người xem, hình ảnh, video về Kid Influencers có khả năng kết nối rất tốt giữa thương hiệu và người tiêu dùng thông qua nội dung câu chuyện được Influencers truyền tải.

Khi lựa chọn Kid Influencers, ngoài những tiêu chí về lượng followers, tương tác hay phản hồi tích cực, nhãn hàng cũng nên đánh giá kỹ càng về mặt nội dung trước khi hợp tác để đảm bảo giá trị đem lại phù hợp với thương hiệu, đem đến hiệu quả cho chiến dịch.

Pet influencer

Những ai thường xuyên theo dõi mạng xã hội chắc chắn không thể không biết đến những chú mèo, chú chó… nổi tiếng như “Lan là con trai”, ”Mỹ Diệu”, ”Putin”… Đây cũng là một dạng Influencer rất có tiềm năng, có khả năng đem đến những giá trị tích cực cho thương hiệu và cả cộng đồng.

Đối với Pet Influencers thường phù hợp với những nội dung thiên về giải trí, giúp quảng cáo các sản phẩm dành cho thú cưng như đồ ăn, thức uống, dụng cụ dành riêng cho chó mèo, các dịch vụ spa chăm sóc…

Cẩm nang hướng dẫn cách để trở thành Influencer nổi tiếng chỉ với 6 bước

Bạn muốn trở thành một Influencer chuyên nghiệp nhưng vẫn còn mông lung chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy tham khảo ngay 6 bước cơ bản cực kỳ đơn giản sau đây:

Bước 1: Chọn lựa thị trường ngách hoặc lĩnh vực chuyên môn

Trước khi bắt đầu, hãy dành thời gian để suy nghĩ và liệt kê toàn bộ những thế mạnh, sở thích của bản thân, hoặc đơn giản hơn hãy ghi ra những gì bạn có thể làm tốt nhất và muốn có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn.

Sau đó, hãy sàng lọc lại một lần nữa bằng cách đặt ra những câu hỏi và tự trả lời.

  • Nếu chọn chủ đề này, bạn sẽ tiếp xúc với nó hàng ngày, liệu bạn có đủ sức, đủ kiên trì hay không?
  • Bạn có đủ nền tảng kiến thức, chuyên môn để làm nội dung chia sẻ nó đến mọi người hay không?
  • Ở giai đoạn đầu, bạn đã có hình dung về nội dung mình muốn chia sẻ hay chưa?

Sau khi đã hoàn thành, bạn sẽ có được chủ đề mà bản thân muốn phát triển. Dựa vào đó, hãy tiếp tục đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu để xem liệu bạn đã có đủ kiến thức về nó hay chưa.

Bước 2: Lựa chọn nền tảng muốn phát triển

Mỗi chủ đề sẽ có nhóm đối tượng người xem khác nhau, nên khi đã có chủ đề cho riêng mình hãy đào sâu tìm hiểu đối tượng người xem của mình là ai, những ai sẽ có xu hướng yêu thích nội dung của mình.

Việc nghiên cứu kỹ càng đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn có được những dữ liệu quan trọng, mà dựa vào đó bạn sẽ chọn lựa được kênh truyền thông phù hợp để xây dựng công việc và hình ảnh. Đồng thời, hãy đặt ra mục tiêu dài hạn để chọn lựa nền tảng phù hợp, có thể sử dụng và gắn bó lâu dài.

Bước 3: Tối ưu hóa tài khoản mạng xã hội

Bước tiếp theo để trở thành 1 Influencer chuyên nghiệp chính là thiết lập hồ sơ cá nhân chỉn chu, đầy đủ. Đặc biệt, phải sáng tạo để tạo nét riêng, là duy nhất không bị nhầm lẫn với ai trên mạng xã hội.

Một số điều bạn cần làm để tối ưu hóa tài khoản MXH gồm:

  • Chuyển đổi tài khoản cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp trong phần cài đặt hồ sơ;
  • Suy nghĩ viết phần tiểu sử thật hấp dẫn để tạo ấn tượng tốt với những người xem mới;
  • Thay đổi ảnh đại diện và ảnh bìa thật ấn tượng, chất lượng hình sắc nét để thể hiện sự chuyên nghiệp;

Bước 4: Định hướng và sáng tạo nội dung được nhiều người quan tâm

Phát triển những định hướng ban đầu trở thành nội dung thật sự. Hãy nhớ sáng tạo nội dung chính là cách duy nhất để gây chú ý, tăng tương tác và thu hút thêm người theo dõi.

Hãy dựa vào những gì mình có, những điều mình làm giỏi nhất và tổng hợp nó lại thành một video hữu ích để chia sẻ cho người xem. Có thể là video có nội dung giải trí, daily vlog, chia sẻ tips xử lý công việc, bí quyết nấu ăn, trang điểm… Ngoài kiến thức, thông tin, hãy cố gắng lồng ghép những điều có giá trị để khiến nội dung được khán giả nhớ đến lâu hơn.

Bước 5: Kiên trì đăng bài thường xuyên và đồng bộ

Khi đã có đầy đủ những điều kiện cần để trở thành 1 Influencer, điều bạn cần làm chính là lên lịch đăng bài thường xuyên và đều đặn với tần suất hợp lý. Mỗi nền tảng social sẽ có thuật toán khác nhau. Chẳng hạn như Instagram, Facebook hay Youtube chỉ cần đăng 1 – 2 lần/ tuần, còn những nền tảng như Twitter phải đăng nhiều hơn kênh mới phát triển.

Bước 6: Nhận booking hợp tác với các thương hiệu, nhãn hàng

Khi kênh hoặc fanpage của bạn đi vào hoạt động ổn định cũng chính là lúc bạn đã phát triển hình ảnh thương hiệu cá nhân. Lúc này, hãy tự tin giới thiệu bản thân là một Influencer và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các thương hiệu, nhãn hàng.

Hãy show ra những gì bạn có thể làm được, sức ảnh hưởng của bản thân cũng như sự phù hợp của bạn đối với chiến dịch marketing của nhãn hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý nên cân nhắc chọn lọc đối tác kỹ lưỡng, tránh nhận toàn bộ, kể cả những lời đề nghị không phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân.

Tóm lại, Influencer là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến dịch Marketing. Việc hợp tác đôi bên cùng có lợi, đem lại những giá trị có ích cho cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng. Nếu muốn trở thành một Influencer chuyên nghiệp, hãy học hỏi nhiều hơn, kiên trì và sáng tạo để có cơ hội hợp tác với các thương hiệu lớn.

TIN TỨC MỚI