Search
Close this search box.

Mục lục

IMC có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp xác định và truyền tải thông điệp, xây dựng thương hiệu một cách đồng nhất. Đây là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu, mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng mục tiêu, nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ mà vẫn tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao.

IMC là gì? 

IMC là chữ viết tắt của cụm từ Integrated Marketing Communication (Truyền thông tiếp thị tích hợp), là hình thức truyền thông thực hiện đồng bộ, liên kết chặt chẽ các hoạt động tiếp thị, đưa thương hiệu đến gần với khách hàng mục tiêu. Các thông điệp được xác định và quảng bá rộng rãi, đúng theo định hướng của doanh nghiệp nhờ vào chiến dịch IMC.

Theo đó, mỗi chiến dịch sẽ bao gồm những công việc chính như:

  • Quảng cáo (Advertising): Đưa thông điệp đến với khách hàng thông qua chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, truyền hình, báo chí hoặc radio,…
  • Quan hệ công chúng (Public Relations – PR): Duy trì tương tác với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông.
  • Marketing trực tiếp (Direct Marketing): Thông qua email, điện thoại, gửi các thông điệp từ thương hiệu đến với khách hàng.
  • Khuyến mãi (Sales Promotion): Thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng cho khách hàng để kích thích mua hàng.
  • Digital Marketing: Quảng bá thương hiệu trên các nền tảng số đang được sử dụng phổ biến hiện nay, kết hợp các hình thức quảng cáo trực tuyến khác.
  • Bán hàng (Personal Selling): Tư vấn, chốt đơn hàng trực tiếp với khách hàng.

Chiến dịch IMC tổng thể giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp nhất quán và thống nhất trong suốt quá trình quảng bá thương hiệu. Ngoài việc nâng giá trị của dịch vụ và sản phẩm, đây cũng là cơ hội truyền thông tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng. Vậy những đối tượng IMC hướng đến là ai?

Đối tượng chiến dịch Marketing tích hợp hướng tới

Khách hàng hiện tại, tương lai, người dùng nói chung,… là từng nhóm khách hàng mà chiến dịch Marketing tổng hợp muốn hướng tới. Cụ thể:

  • Khách hàng sẵn có: Là những vị khách hàng đã và đang tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là nhóm đối tượng cần được duy trì mối quan hệ, củng cố niềm tin để họ tiếp tục ủng hộ thương hiệu. Chiến dịch IMC thường triển khai gửi email, gọi điện chăm sóc khách hàng cũ, đưa ra những chương trình khuyến mãi ưu ái riêng dành cho họ.
  • Khách hàng tiềm năng: Nhóm đối tượng cần được khai thác trong chiến dịch truyền thông. Các hình thức quảng cáo, PR được triển khai để thương hiệu tiếp cận đến những “vị khách mới”, thúc đẩy chuyển đổi doanh số, thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Người tiêu dùng nói chung: Ngoài hai nhóm khách hàng quan trọng kể trên, IMC còn hướng tới mọi người tiêu dùng, giúp tăng mức độ nhận diện và cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường. Hiện nay thông qua nhiều kênh truyền thông, chiến dịch quảng bá được thực hiện dễ dàng, độ phủ rộng khắp, tiếp cận đến khán giả cả trong và ngoài nước.
  • Đối tác và các bên liên quan: Đây cũng là mục tiêu mà IMC hướng tới. Chiến dịch tổng thể giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi khách hàng, đồng thời thu hút nhiều cổ đông, nhà cung cấp, đối tác mới. Xây dựng và củng cố lòng tin của nhóm người này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có cơ hội hội nhập và phát triển vượt bậc hơn.
  • Cộng đồng và xã hội: Chiến dịch IMC giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh trong cộng đồng, nâng cao độ uy tín, tạo dựng niềm tin trong họ.

Nhờ sự nhất quán và thống nhất trong thông điệp truyền tải, chiến dịch tiếp thị tích hợp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tốt, IMC còn giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều nhóm đối tượng mục tiêu, tăng cường chuyển đổi doanh số.

Sự gắn kết giữa đối tác, khách hàng và thương hiệu

IMC có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?

IMC có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Như đã đề cập bên trên, chiến dịch tiếp thị tích hợp có độ thống nhất cao, giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Cụ thể hơn, dưới đây là những vai trò của IMC:

  • Tạo thông điệp nhất quán: Đồng bộ thông điệp trên tất cả kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn làm kênh Marketing. Nội dung liền mạch, liên kết với nhau tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu.
  • Thúc đẩy hiệu quả truyền thông: Đồng bộ, tích hợp toàn bộ hệ thống kênh truyền thông đẩy nhanh hiệu quả quảng bá thương hiệu. Không những thế, sự liên kết chặt chẽ hệ thống thông điệp sẽ tạo hiệu ứng cộng hưởng, tăng khả năng lan tỏa ra cộng đồng.
  • Tối ưu chi phí thực hiện: Đây là một trong những lợi ích mà IMC mang lại cho doanh nghiệp. Việc đồng bộ chiến dịch Marketing góp phẩn giảm tải bớt chi phí, chẳng hạn như tiết kiệm phí thực hiện quảng cáo, chi phí sản xuất video,… Thay vì triển khai các chiến dịch riêng lẻ dẫn đến tiêu hao ngân sách, doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển một chiến lược toàn chiện, tăng hiệu suất và tối ưu chi phí.
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: IMC được thực hiện trên đa kênh, từ online đến offline giúp tăng hiệu quả tiếp cận đối tượng mục tiêu.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu: Chiến dịch Marketing tích hợp thống nhất và đồng bộ mọi mặt giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu, tạo độ uy tín tốt. Đây là một trong các ưu điểm của IMC, bởi khi thương hiệu có “màu sắc” truyền thông rõ ràng trở nên nổi bật hơn giữa các đối thủ trên thị trường.
  • Cung ứng nhu cầu của thị trường: IMC có thể thay đổi linh hoạt theo xu hướng thị trường và hành vi khách hàng. Khi cần thiết doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược truyền thông mà không lo ảnh hưởng đến các chiến dịch khác trong trường hợp thực hiện riêng lẻ. Doanh nghiệp sẽ thích ứng và đối phó với những thay đổi trên thị trường.
  • Tăng tương tác với khách hàng: IMC kết hợp với các chiến dịch truyền thông khác nhau giúp hiệu quả tương tác giữa thương hiệu với khách hàng hiệu quả hơn. Nhờ đó doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các nhu cầu, mong muốn cũng như thói quen của người tiêu dùng, khai thác các chi tiết cần thiết để hoàn thiện chiến dịch truyền thông, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

IMC giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể mạnh mẽ, đồng thời tăng cường sự hiện diện và giá trị thương hiệu, cải thiện mối quan hệ với khách hàng và tối ưu hóa chi phí.

Những hạn chế của chiến dịch Marketing tích hợp

Bên trên là những lợi ích cũng như ưu điểm của IMC đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó phương thức Marketing này vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định. Cụ thể như:

  • Chi phí ban đầu cao: Mặt dù giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí sau khi chiến dịch được thực hiện, thế nhưng ở giai đoạn đầu doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản ngân sách để đầu tư vào nghiên cứu thị trường, chiến lược, tích hợp các nền tảng công nghệ,…
  • Khó khăn khi phối hợp đa kênh: Thực hiện truyền thông đa kênh, tích hợp nhiều hoạt động Marketing có thể gây khó khăn trong việc quản lý. Nhất là trường hợp mỗi kênh triển khai lại có những đặc điểm, cách thức hoạt động riêng, đối tượng hướng đến riêng. Do đó doanh nghiệp vận hành IMC phải có sự quản lý chặt chẽ, đề ra đường lối và chiến lược rõ ràng.
  • Cần trình độ chuyên môn, kỹ năng cao: Doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân sự giỏi, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông, Marketing, công nghệ,… để vận hành chiến dịch một cách trơn tru và hiệu quả.
  • Cần nhiều thời gian thực hiện: IMC diễn ra trong thời gian dài bởi doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai chiến lược toàn diện. Vì thế đối với những doanh nghiệp cần kết quả nhanh chóng sẽ khó thực hiện IMC.
  • Khó đo lường hiệu suất: Đối với IMC, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả từng kênh sẽ gặp nhiều khó khăn.

IMC mang lại nhiều lợi ích về mặt hiệu quả truyền thông và trải nghiệm khách hàng, nhưng cũng đi kèm với những thách thức về chi phí, quản lý, và yêu cầu về nhân sự. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng và có kế hoạch dài hạn khi triển khai IMC để đạt được kết quả tốt nhất.

Truyền thông tiếp thị tích hợp nhiều yếu tố

Những công cụ IMC phổ biến hiện nay

Có nhiều công cụ được sử dụng trong chiến dịch IMC, chẳng hạn như:

  • Influencer Marketing (Tiếp thị qua người ảnh hưởng): Thông qua người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để nói lên thông điệp của thương hiệu giúp nhiều người tiếp cận, tăng độ uy tín. Các nền tảng được dùng phổ biến như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok.
  • Content Marketing (Tiếp thị nội dung): Nội dung được tạo ra hướng tới mục tiêu thu hút khách hàng, tăng tỉ lệ chuyển đổi doanh số cho doanh nghiệp. Các hình thức content marketing phổ biến như Blog, video, podcast, infographics,…
  • Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị): Gửi mail và chăm sóc khách hàng bằng các phần mềm tự động hóa, giúp tối ưu thời gian và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Các công cụ hỗ trợ thường sử dụng kể đến như: HubSpot, Marketo, Mailchimp.
  • Programmatic Advertising (Quảng cáo tự động): Tự động hóa việc mua bán quảng cáo trực tuyến nhằm mục đích xác định chính xác đối tượng khác hàng, cá nhân mà doanh nghiệp hướng đến.
  • Omni-channel Marketing (Tiếp thị đa kênh): Nhằm giúp khách hàng có trải nghiệm xuyên suốt, liền mạch, tiếp thị đa kênh được triển khai từ trực tuyến đến ngoại tuyến.
  • Chatbots và AI-driven Marketing: Thông qua chatbots trò chuyện và trao đổi với khách hàng. Công cụ này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian tư vấn, đặc biệt là có khả năng phục vụ khách hàng 24/7, thay thế cho sức người.
  • Interactive Marketing (Tiếp thị tương tác): Tạo ra trải nghiệm tương tác để khách hàng có thể tham gia, tăng sự hứng thú với thương hiệu.
  • User-Generated Content (Nội dung do người dùng tạo): Khuyến khích người dùng tạo và chia sẻ nội dung về thương hiệu. Chẳng hạn như thực hiện các video review sản phẩm, dịch vụ.
  • Social Media Listening (Lắng nghe trên mạng xã hội): Phân tích và theo dõi đánh giá trên mạng xã hội về những phản hồi của người tiêu dùng. Công cụ hỗ trợ như Hootsuite, Sprout Social. Dựa trên kết quả thu được, thương hiệu có thể tùy chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.
  • Native Advertising (Quảng cáo tự nhiên): Đặt các quảng cáo lồng ghép mà không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Chẳng hạn một mảng tin tức quảng cáo từ nhà tài trợ chạy phía dưới khung hình của một chương trình.

Tóm lại, IMC là chiến lược truyền thông mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Bằng cách tích hợp các công cụ truyền thông hiện đại, IMC đã giúp tối ưu chi phí, đưa tên tuổi của thương hiệu tiếp cận được lượng khách hàng lớn, tăng độ uy tín và doanh thu cho doanh nghiệp.

TIN TỨC MỚI